Xuất khẩu nhựa tăng trưởng mạnh 3 năm trở lại đây
Năm 2017 có 7 thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Anh, Campuchia.
Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt kim ngạch cao nhất với 565,4 triệu USD, tăng 9,8% so với năm 2016, chiếm 22,4% tổng xuất khẩu sản phẩm nhựa. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là túi nhựa, nhựa gia dụng, đồ dùng trong văn phòng, trường học và vải bạt. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nhựa của Nhật Bản hàng năm khoảng trên 10 tỷ USD. Do đó, đây sẽ là thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa tiềm năng nhất của Việt Nam.
Mỹ đứng vị trí thứ 2 với kim ngạch đạt 376,5 triệu USD, tăng 13,2% so với năm 2016. Sản phẩm xuất sang thị trường này là nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói và nhựa gia dụng, túi nhựa và vải bạt.
Hai thị trường trong khối ASEAN là Campuchia và Indonesia nhập khẩu khá lớn sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2017, với kim ngạch đạt lần lượt 107,63 triệu USD và 97,28 triệu USD, tăng11,3% và 14,8% so với năm 2016. Đây là những thị trường tiềm năng của ngành nhựa trong năm 2017, xuất khẩu chủ yếu tới 2 thị trường này là sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa.
Việc Việt Nam ký kết được các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nhựa bao bì. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ; thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu...được hưởng nhiều ưu đãi.
Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường châu Âu (EU), Nhật Bản vẫn ở mức cao, ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam, nhất là sản phẩm ống nhựa và túi nhựa. Đây cũng là thị trường truyền thống, doanh nghiệp có khả năng thâm nhập tốt.
Đặc biệt, tại thị trường EU, sản phẩm nhựa Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá từ 8-30% như các nước. Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa tăng cường mở rộng thị phần xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhờ được hưởng lợi kép về giá thành và ưu đãi mức thuế nhập khẩu.
Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế - kỹ thuật về gia công chất dẻo. Bên cạnh đó, ngành nhựa hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 20-25% nguyên liệu và hóa chất phụ gia đầu vào, còn lại phải nhập khẩu khiến hoạt động sản xuất bị phụ thuộc nhiều vào nước ngoài và doanh nghiệp khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định xuất xứ hàng hóa.
Việc phát triển thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều trở ngại. Hiệp định CPTPP không có sự tham gia của Mỹ khiến việc xuất khẩu vào thị trường này phải chịu thuế chống bán phá giá, khó cạnh tranh với sản phẩm nội địa.
Nhật Bản tuy là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam nhưng lại có những yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hóa mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có khả năng đáp ứng được do thiếu thông tin và kinh nghiệm. Nhiều nước trên thế giới bao gồm Mỹ, EU cũng đã thông qua lệnh cấm với những sản phẩm nhựa bảo quản thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Ảnh minh họa: Vinanet
Mỹ đứng vị trí thứ 2 với kim ngạch đạt 376,5 triệu USD, tăng 13,2% so với năm 2016. Sản phẩm xuất sang thị trường này là nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói và nhựa gia dụng, túi nhựa và vải bạt.
Hai thị trường trong khối ASEAN là Campuchia và Indonesia nhập khẩu khá lớn sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2017, với kim ngạch đạt lần lượt 107,63 triệu USD và 97,28 triệu USD, tăng11,3% và 14,8% so với năm 2016. Đây là những thị trường tiềm năng của ngành nhựa trong năm 2017, xuất khẩu chủ yếu tới 2 thị trường này là sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa.
Việc Việt Nam ký kết được các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nhựa bao bì. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ; thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu...được hưởng nhiều ưu đãi.
Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường châu Âu (EU), Nhật Bản vẫn ở mức cao, ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam, nhất là sản phẩm ống nhựa và túi nhựa. Đây cũng là thị trường truyền thống, doanh nghiệp có khả năng thâm nhập tốt.
Đặc biệt, tại thị trường EU, sản phẩm nhựa Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá từ 8-30% như các nước. Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa tăng cường mở rộng thị phần xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhờ được hưởng lợi kép về giá thành và ưu đãi mức thuế nhập khẩu.
Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế - kỹ thuật về gia công chất dẻo. Bên cạnh đó, ngành nhựa hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 20-25% nguyên liệu và hóa chất phụ gia đầu vào, còn lại phải nhập khẩu khiến hoạt động sản xuất bị phụ thuộc nhiều vào nước ngoài và doanh nghiệp khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định xuất xứ hàng hóa.
Việc phát triển thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều trở ngại. Hiệp định CPTPP không có sự tham gia của Mỹ khiến việc xuất khẩu vào thị trường này phải chịu thuế chống bán phá giá, khó cạnh tranh với sản phẩm nội địa.
Nhật Bản tuy là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam nhưng lại có những yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hóa mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có khả năng đáp ứng được do thiếu thông tin và kinh nghiệm. Nhiều nước trên thế giới bao gồm Mỹ, EU cũng đã thông qua lệnh cấm với những sản phẩm nhựa bảo quản thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững