Xuất khẩu Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn
Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, tính đến 10 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm tới 10,2% so với cùng kỳ năm 2014, trong khi đó nhập khẩu cũng chỉ đạt 120 triệu USD, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 1,6 tỷ USD, giảm tới 9,7% so với cùng kỷ 2014.
Trong khi đó, theo số liệu của Hải quan Việt Nam, cũng tính đến hết tháng 10 năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt 1.192 triệu USD, giảm tới 4,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó các mặt hàng quan trọng như điện thoại di động chỉ tăng có 3,9% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức tăng của năm 2014. Mặt dù chiếm tỷ trọng tới 51% nhưng mặt hàng này không bù đắp được sụt giảm trong các mặt hàng khác. Cụ thể, mặt hàng Xơ sợi dệt các loại chỉ đạt kim ngạch 141 triệu USD, giảm tới 30% so với cùng kỳ.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên nhân là do phía Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt thuế chống bán giá với xơ sợi thuộc các nhóm thuộc các mã HS từ 5508 đến 5511 từ tháng 8/2014. Bên cạnh đó, cũng có thể do những nguyên nhân khác như giá dầu mỏ xuống thấp, xơ sợi Việt Nam khó cạnh tranh với Malaysia sau khi FTA giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực từ tháng 8 vừa qua…
Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ dẫn số liệu cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ cũng giảm tới 45,2% so với cùng kỳ và chỉ đạt, 31,2 triệu USD. Nhiều mặt hàng khác cũng chỉ đạt kim ngạch thấp hơn cùng kỳ như: Cao su (giữ nguyên về lượng nhưng giá xuất khẩu giảm), Gỗ và sản phẩm gỗ, Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, Sắt thép các loại…
Các mặt hàng giữ vững được kim ngạch là Hàng thủy sản, Hạt tiêu... Số ít mặt hàng có gia tăng như Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Giày dép các loại, Phương tiện vận tải và phụ tùng … nhưng không đủ bù đắp cho kim ngạch sụt giảm.
Theo nhận định của Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, do ảnh hưởng của những biến động về địa chính trị nhanh chóng trong khu vực trong thời gian qua, cùng với tình hình kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng chậm, nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô chứa đựng bất ổn, nhiều biện pháp phòng vệ thương mại và kiềm chế nhập khẩu được phía Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện quyết liệt như thuế nhập khẩu bổ sung, một số nước cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam đã ký kết FTA với Thổ Nhĩ Kỳ… đã làm hàng Việt Nam khó vào Thổ Nhĩ Kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)