Văn hóa

"Độc lạ" Tết mừng tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

Tết mừng tiếng sấm còn gọi là Tết Chăm Phtrong, một nghi lễ nông nghiệp quan trọng bậc nhất của đồng bào Ơ Đu để mừng tiếng sấm đầu tiên trong năm mới.

Ơ Đu là 1 trong 5 dân tộc ít người nhất của Việt Nam (Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Ơ Đu). Trước đây, đồng bào Ơ Đu sống độc lập, ít giao du với các dân tộc bên ngoài, họ chủ yếu chỉ giao du với người Thái, Khơ Mú khi có nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa. Đồng bào có nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc với ngôn ngữ, chữ viết, trang phục và những phong tục, tập quán riêng, độc đáo. Tuy nhiên, do biến cố lịch sử cùng với việc di chuyển nhiều nên đến thời điểm này ngôn ngữ và phong tục riêng của đồng bào Ơ Đu dần bị mai một. Tết mừng tiếng sấm là một trong những lễ hội độc đáo, ít ỏi còn lưu giữ.

Chuẩn bị các lễ vật trong Tết mừng tiếng sấm.

Nhạc cụ của đồng bào Ơ Đu chủ yếu làm bằng tre nứa.

Đánh trống, chiêng mừng tiếng sấm.

Rót rượu mời khách.

Vốn là cư dân nông nghiệp sống chủ yếu bằng nương rẫy và một phần ruộng nước nên đồng bào khá lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Các cơn mưa đem đến nguồn nước quý giá cho cây trồng. Mỗi năm người Ơ Đu chỉ làm một mùa rẫy bắt đầu từ tháng 4 và thu hoạch vào tháng 10. Ngoài lúa người Ơ Đu còn trồng thêm sắn, ngô… Bà con tính một năm mới bắt đầu bằng mốc nghe tiếng sấm đầu tiên - báo hiệu một mùa gieo trồng mới bắt đầu và một nguồn năng lượng mới do thượng đế ban tặng cho đồng bào Ơ Đu.

Lễ hội mừng tiếng sấm đầu năm còn là dịp để người Ơ Đu gửi gắm niềm ước muốn về cuộc sống bình yên, no đủ, gia đình con đàn, cháu đống, bản mường ấm no, luôn gắn kết cộng đồng.

Nên đọc
Theo Báo Công thương
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo