Doanh nghiệp - Doanh nhân

“Ngã ngựa” ở châu Á, Wal-Mart đang làm gì?

Sau những sai lầm khi mở rộng kinh doanh tại thị trường châu Á, gã khổng lồ bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart đã thay đổi sang chiến lược tiếp cận chậm và cẩn thận hơn với các kế hoạch mở rộng nhằm chủ yếu vào ba thị trường lớn trong khu vực.

Một cửa hàng của Wal-Mart tại Trung Quốc. Ảnh: Getty.

Scott Price, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành thị trường châu Á của Wal-Mart, khẳng định: “Tại thời điểm này, ba thị trường bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, chiếm khoảng 60% dân số châu Á, sẽ là trọng tâm phát triển của Wal-Mart trong thời gian tới”.

Price cũng chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tìm tục tìm kiếm tiềm năng tại các thị trường khác nhưng sẽ thực tế và cẩn thận hơn”.

Trong những năm gần đây, Wal-Mart liên tục thất bại trong việc tiếp cận thị trường khu vực.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh quốc tế, bao gồm các cửa hàng tại Mỹ Latin và châu Âu, chỉ đạt dưới 1/3 tổng doanh thu ròng của hãng.

Năm 2006, Wal-Mart rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc và bán đi 16 cửa hàng của mình cho một đối thủ cạnh tranh địa phương.

Năm ngoái, hãng cũng đã chấm dứt 6 liên doanh với tập đoàn đa ngành hàng đầu Ấn Độ - Bhairti Enterprises, đồng thời từ bỏ kế hoạch mở thêm các cửa hàng bán lẻ tại thị trường này trong bối cảnh lo ngại những thanh đổi trong chính sách của Ấn Độ đối với các công ty bán lẻ nước ngoài.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ duy trì khá yếu với khoảng 20 cửa hàng bán sỉ. Price cho biết: “Chính sách thắt lưng buộc bụng đang phát huy hiệu quả. Song, Wal-Mart cũng đang lập kế hoạch mở thêm 110 cửa hàng khác trong 3 năm tới”.

Price cũng cho biết thêm về kế hoạch tóm các nhà điều hành địa phương của Wal-Mart, đặc biệt là tại các thành phố hạng ba và hạng bốn ở Ấn Độ, mặc dù công ty hiện vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào và quá trình thâu tóm có thể mất từ 10-15 năm.

Các nhà phân tích nhận định rằng chính sách “giá rẻ mỗi ngày” mà Wal-Mart thực hiện không đem lại hiệu quả tốt ở Trung Quốc, nơi người tiêu dùng thường quan tâm nhiều hơn tới tính xác thực và độ an toàn của sản phẩm. Bởi thế, những mặt hàng rẻ thường được coi là sản phẩm không an toàn.

Tuy nhiên, chiếc lược này lại tỏ ra hiệu quả tại 440 cửa hàng tại Nhật Bản sau khi chính phủ nước này tăng thuế tiêu thụ từ 5% lên 8%.

Theo nghiên cứu của Wal-Mart, ở Nhật Bản, 30% số hộ gia đình kiếm ít hơn 30.000 USD/năm. Mức thu nhập khá khiêm tốn này trở thành vấn đề khá nan giải khi chi phí cuộc sống tăng lên đặc biệt sau khi tăng thuế tiêu thụ.

Dương Hương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo