1 câu hỏi có thể thay đổi cả cuộc đời bạn: Nhiều doanh nhân làm và đã thành công!
Từ bỏ một điều gì đó thường bị coi là tiêu cực. Phải dừng lại những điều bản thân đã gắn bó từ lâu giống như một mất mát, kể cả khi nó không đem lại cho bản thân bất cứ lợi ích nào. Tuy nhiên, từ bỏ lại có những mặt tích cực, ví dụ như bỏ thuốc lá hay thói quen sinh hoạt không điều độ chẳng hạn. Đôi khi, từ bỏ là một con đường khác dẫn bạn đến với thành công.
Năm 2016, Neil Sheth dù đã thành công với vai trò là chủ một ngân hàng đầu tư tại Goldman Sachs, London nhưng tham vọng của ông không dừng lại ở đó. Ông tiếp tục phát triển một doanh nghiệp song song, tập trung vào tiếp thị kỹ thuật số. Tuy nhiên. ông không thể đảm bảo thời gian cho cả hai công ty nên đã quyết định từ bỏ công việc trước đó và tập trung cho kế hoạch mới. Trong vòng 1 tháng, Neil Seth không chỉ có thời gian rảnh cho bản thân mà còn thu lại được số tiền đáng kể.
Neil Sheth không phải là người duy nhất từ bỏ để thành công. Sarah Grove từng là vận động viên lướt ván nhưng đã dừng lại để tập trung cho một tạp chí thực phẩm sạch trực tuyến và đang phát triển rất tốt. Hat Catherine Wood rời công việc là một nhà kinh tế cho chính phủ liên bang để trở thành huấn luyện viên đời sống. Ngoài ra, một cái tên quen thuộc khác là Mark Zuckerberg, người đã bỏ học tại trường Đại học Harvard để tập trung phát triển một trang web nhỏ cùng một số người bạn. Hiện nay, theo Forbes, "cha đẻ của Facebook" là tỷ phú giàu thứ 5 thế giới. .
Tất cả họ đều đã từ bỏ công việc trước đó để hạnh phúc và thành công hơn.
Vậy, câu hỏi đặt ra là gì?
Từ bỏ không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Để xác định đó có phải là điều đúng đắn hay không, hãy tự hỏi chính mình: "Việc này có giúp tôi đạt được những gì tôi muốn không?". Chỉ bạn mới có thể trả lời được câu hỏi này.
Thời gian là hữu hạn. Vì vậy, nếu bạn có mục tiêu lớn cần phải phấn đấu, hơn nữa, công việc nhàm chán hiện tại đang cản trở bước đường của bạn thì tốt hơn hết là bạn nên từ bỏ và dành thời gian cho những việc quan trọng.
Từ bỏ không phải là điều gì quá to tát, bạn hãy coi đó chỉ là một lối rẽ khác của mình. Một số người thành công như Richard Brandson luôn nhấn mạnh vào việc xây cầu, nghĩa là quá trình bạn phát triển kế hoạch ra sao, chứ không phải lúc bạn phá hủy nó. Hãy giữ liên lạc với những đồng nghiệp cũ của bạn, đừng vì điều này mà cắt đứt mối quan hệ với họ.
Ý nghĩa của câu hỏi
Cuộc sống có quá nhiều thứ phiền nhiễu xảy ra với bạn. Nếu không tập trung hết công suất vào mục tiêu của mình thì bạn rất dễ đánh mất nó. Bạn đã bao giờ từ bỏ một ước mơ chỉ vì công việc hiện tại cản trở chưa? Hoặc thời gian để khám phá những miền đất mới đã bị vùi lấp bằng những việc khác ít quan trọng hơn?
Bạn thậm chí đã bỏ quên thứ gì đó mà bạn yêu thích vì dành quá nhiều thời gian vào những thứ nhàm chán bởi không muốn cuộc sống cứ thế trôi đi. Đây là ví dụ điển hình cho xu hướng "chi phí chìm" khi đặt niềm tin và thời gian sai mục đích. Đó là nguyên nhân gây ra cuộc sống "qua ngày đoạn tháng", những mối quan hệ xã giao, cảm xúc tiêu cực và lãng phí tuổi trẻ.
Nếu đang mắc kẹt trong một công việc bạn không thích, thì bắt đầu một công việc mới sẽ khiến bạn dễ nản lòng. Nhưng thà tập trung cho công việc mới với lòng đam mê và nhiệt huyết, còn hơn chỉ lao đầu vào những thứ vô vị, nhạt nhẽo. Thực sự thời gian, tuổi tác không phải là vật ngáng đường bạn mà điều quan trọng là bạn có muốn thay đổi nó hay không. Vũ khí tốt nhất để chống lại những suy nghĩ tiêu cực đó chính là những câu hỏi.
Đã đến lúc bạn nên từ bỏ công việc nhàm chán.
Lợi ích của câu hỏi
Câu hỏi trên cho phép bạn lùi lại một bước và đánh giá đầy đủ những gì bạn đang làm. Khi đặt câu hỏi này, bạn cũng tự hỏi mình:
"Tại sao tôi làm điều này?"
"Đây có phải là những giá trị giúp tôi hạnh phúc không?"
Những câu hỏi khiến bạn tự nhìn lại mục tiêu của mình và các bước để đạt được mục tiêu đó. Nếu câu trả lời là có, hãy bắt thay ngay vào thay đổi. Đừng chờ đợi thêm nữa, bởi bạn chỉ có một cuộc đời!
End of content
Không có tin nào tiếp theo