Tin 389

Sôi động thị trường đồ cúng ông Công, ông Táo

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), trên khắp các chợ truyền thống, chợ cóc trên địa bàn Hà Nội đã bày bán các mặt hàng phục vụ cho ngày lễ.

Thời tiết thuận lợi nên năm nay cây cảnh cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 hoa nở đẹp hơn, quất sai quả hơn. Mặc dù vậy, các chủ vườn đã hạ giá so với năm ngoái nhưng quất, đào vẫn tiêu thụ chậm, nhiều nhà vườn tỏ ra lo lắng khi tết đang cận kề.
Ở một số địa phương, tình cảnh người nông dân “trắng tay” với vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 là khó tránh khỏi khi tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”. Bên cạnh một loạt giải pháp lâu nay được đưa ra để “giải cứu” nông sản thì việc chuyển biến triệt để tư duy của nông dân vẫn cần được lưu tâm nhiều hơn.
Tết Nguyên đán được kỳ vọng là thời điểm giúp giá lợn tăng trở lại, người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu chưa tăng cao do tác động của dịch bệnh COVID-19, nếu không chọn thời điểm xuất chuồng phù hợp, người chăn nuôi có thể thua lỗ bất cứ lúc nào.
Nguồn cung nông sản phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã sẵn sàng, với sản lượng gạo, thịt, trứng, thủy sản... tăng mạnh so với năm ngoái. Song, vấn đề đáng lo nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ, nhất là khi thông tin về việc thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ vào sắp tới chưa rõ ràng.
Câu chuyện ở một số nơi người tiêu dùng phải mua trái cây ở siêu thị với “giá không thật” (tăng gấp 2 - 3 lần so với giá thành) đang cho thấy những góc khuất ở một số nhà cung cấp. Điều này đòi hỏi cần có thêm các giải pháp điều tiết, khơi thông dòng chảy để đưa giá cả trái cây ổn định, hợp lý hơn.