19h ngày 27/9, Việt Nam đón siêu trăng cuối cùng trong năm
Hiện tượng siêu trăng xuất hiện khoảng 4-6 lần trong năm, nhưng không phải lần nào cũng đi kèm với trăng tròn. Đêm nay và rạng sáng mai là thời điểm trăng tròn gần nhất sau Thu phân trong năm, được gọi là Hunter's Moon.
Ở Việt Nam, trăng tròn sẽ xuất hiện vào khoảng 19h ngày mai 27/9, trùng với rằm tháng 9.
Theo Earth Sky, mỗi lần trăng tròn đều có tên riêng, liên quan đến các tháng trong năm, hay theo mùa, chẳng hạn như Harvest Moon và Hunter’s Moon. Harvest Moon là trăng tròn gần nhất với thời điểm Thu phân trong năm, còn Hunter’s Moon là trăng tròn ngay sau Harvest Moon.
Vậy tên gọi Harvest Moon và Hunter’s Moon xuất phát từ đâu? Vào mỗi mùa thu, thời gian bóng tối xuất hiện khá ngắn giữa lúc Mặt Trời lặn và trăng lên trong nhiều ngày liên tiếp xung quanh thời điểm trăng tròn.
Thời kỳ chưa có đèn, ánh sáng Mặt Trăng giúp nông dân thu hoạch cây trồng (Harvest Moon). Khi ánh sáng Mặt Trời mờ dần về phía Tây, Mặt Trăng sẽ mọc lên ở phía Đông để thắp sáng cánh đồng suốt đêm.
Một tháng sau khi việc thu hoạch mùa màng hoàn tất, ánh sáng trăng tròn (Hunter’s Moon) sẽ chiếu sáng con mồi trên gốc rơm rạ còn sót lại ở đồng ruộng, và là thời điểm lý tưởng để đi săn. Do đó, tên gọi Harvest Moon và Hunter’s Moon có thể xuất phát từ truyền thống này.
Sau khi Hunter’s Moon xảy ra, tại vĩ độ Bắc chúng ta sẽ nhìn thấy Mặt Trăng mọc cao hơn ở phía Đông, đồng thời xuất hiện sớm hơn trên một đường thẳng sau khi Mặt Trời lặn.
Hunter’s Moon chỉ là trăng tròn bình thường. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nó trông có vẻ lớn hơn, sáng hơn và nhiều màu cam hơn thông thường. Nguyên nhân là do nó mọc ở gần đường chân trời, ánh sáng đi từ Mặt Trăng phải chiếu xuyên qua bầu khí quyển dày hơn trên Trái Đất so với lúc nó ở đỉnh đầu.
Ánh sáng có bước sóng ngắn như xanh hoặc tím bị bầu khí quyển tán xạ gần hết, chỉ còn ánh sáng có bước sóng dài màu đỏ-cam tới được mắt người quan sát (ánh sáng bước sóng càng ngắn thì bị tán xạ càng mạnh). Do đó, trăng tròn mọc gần đường chân trời sẽ có màu vàng, da cam hoặc hơi đỏ. Lúc này, Mặt Trăng trông to hơn hoàn toàn không phải vì nó lớn hơn, mà là do hiệu ứng Ảo giác Mặt Trăng (Moon illusion).
Hầu hết khi xảy ra Hunter’s Moon thì Mặt Trăng không sáng hơn bình thường. Tuy nhiên, năm 2015 là trường hợp ngoại lệ vì nó gần trùng với thời điểm siêu trăng. Phải đến tháng 10 sang năm, chúng ta mới được ngắm hiện tượng này lần nữa.
Siêu trăng xảy ra do Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình elip chứ không phải tròn, với khoảng cách trung bình 384.000 km. Vị trí xa nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất cách nhau 405.600 km, vị trí gần nhất (cận điểm) cách nhau 363.700 km. Siêu trăng là trăng tròn ở vị trí cận điểm, lớn hơn 14% và sáng hơn gấp 30% so với lúc nó ở vị trí xa nhất, hay còn gọi là "minimoons".
Mặt Trăng di chuyển tới cận điểm vào ngày 26/10, ít hơn 24 giờ trước khi trăng tròn. Ngày nay, người ta cũng gọi những lần trăng gần tròn như trên là siêu trăng. Kích thước và độ sáng của một siêu trăng phụ thuộc vào vị trí người quan sát. Mặt Trăng đêm nay sẽ lớn hơn và sáng hơn so với ngày 27.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?