3 lời khuyên xương máu giúp Startup Việt 'có cửa' sống sót khi đứng trước lưỡi hái tử thần
Năm 2003, chàng trai trẻ người Quảng Nam Đỗ Thanh Tịnh tốt nghiệp Đại học Văn hóa TP.HCM. Như bao tân cử nhân khác, anh xin vào làm tại một số công ty văn phòng phẩm. Sau khi tích cóp được chút vốn liếng và kinh nghiệm, anh quyết định ra khởi nghiệp bằng việc bỏ mối sách tại các cửa hàng sách báo trước cổng trường và giao báo tại nhà.Từ đây Tịnh bước chân vào con đường khởi nghiệp đầy gian khổ.
Hiện anh nhà sáng lập và giám đốc của công ty TNHH Nội thất Tứ Hưng, hệ thống chuỗi nội thất giá rẻ tại TP.HCM. 13 năm qua nhiều lần thất bại từ lớn tới nhỏ, từ trầy da tróc vảy tới suýt "mất mạng", đây là 3 bài học xương máu hoàn toàn thực chiến Đỗ Thanh Tịnh chia sẻ với những người trẻ có ý định khởi nghiệp.
Quan trọng là thần thái
Thần thái là từ khóa "hot trend" cho giới khởi nghiệp. Mới đây nhất trong chương trình Shark Tank thì có vài shark quyết định đầu tư ngay trong 7s đầu tiên là dựa vào thần thái của người gọi vốn. Riêng tôi, tôi định nghĩa thần thái là tinh thần tích cực bình tĩnh. Bình tĩnh, tích cực là yếu tố đầu tiên, quyết định hoàng loạt các quyết định tiếp theo của bạn.
Nếu lúc "hấp hối" mà bạn "hấp tấp" sẽ dễ dẫn đến bạn chết nhanh hơn, nên trong lúc này cần bình tĩnh suy nghĩ tích cực để tìm cách giải quyết. Ví dụ nếu ở trong bùn, bạn càng vùng vẫy càng lún, nên hãy bình tĩnh quan sát thở nhẹ để mình chìm chậm hơn, biết đâu có người khác tới cứu, hoặc nắng lên bùn khô và mình thoát.
Tôi từng bị chìm trong bùn 1 lần vào năm 2012 khi kinh doanh điện máy. Ngày đó tôi có 1 cửa hàng ngay ngã tư Gò Dưa - Thủ Đức - TP.HCM, cửa hàng này tầm 400m2, bán rất tốt, tuy nhiên, khi cây cầu vượt Gò Dưa xuất hiện, các ngã đường bị ngăn lại, khách đi qua cửa hàng Tứ Hưng lúc đó phải rẽ hướng khác. Ít khách vãng lai qua lại đồng nghĩa với khả năng cửa hàng chết chắc.
Nghĩ là làm, tôi mới tức tốc trả mặt bằng đi thuê mặt bằng dịch lên đó khoản 5km cũng 1 con đường, tôi nghĩ sẽ bán tốt hơn, nhưng tình hình tệ đi, đi đến khu mới phải làm lại từ đầu hết dẫn đến tình hình bết bát hơn. Và thời gian này tôi chính thức phá sản.
Sau này tôi nghĩ lại: Nếu bình tĩnh mình sẽ đàm phán lại với chủ nhà về việc bất lợi của đường xá, để chủ nhà giảm tiền nhà thì mình sẽ giảm chi phí mà vẫn giữ được khách hàng quen hay mua hàng. Động thái nữa là mình sẽ làm khuyến mãi, phát tờ rơi thật nhiều thì ít nhất sẽ cải thiện được doanh số thay vì làm lại từ đầu. Cuộc đời không có nếu như và tôi cũng không thể nói "nếu như ngày đó thần thái mình tốt".
Tự lực cánh sinh
Mình phải tự cứu mình trước khi chờ người khác cứu. Tôi hay nói vui mình có cục đất thì cứ chọi cục đất, đừng cố đi tìm cục đá làm gì, cục đá ở đâu ra, cục đất không gây thương tích lớn cho kẻ thù nhưng ít ra cũng làm mờ mắt họ để mình kịp trốn thoát tìm cơ hội phục thù thay vì tìm cục đá để đối đầu.
Khi khó khăn đừng nghĩ đi mượn bạn bè rất ít người thật sự quý và tin mới cho bạn mượn thôi. Vì vậy, bạn nên lật lại mô hình SWOT xem mình mạnh gì yếu gì, thị trường cần gì, đối thủ ra sao, sau đó tối ưu điểm mạnh để cải thiện doanh số. Ví dụ: Mình đo lường lại khả năng chuyển đổi của sale. Phải tìm được lý do bán hàng để tập trung cải thiện, phải tìm được lợi thế thương hiệu nằm ở đâu để tận dụng. Phải chăm sóc khách hàng ra sao để họ bán hàng cho mình...
Đa phần khi gặp khó khăn điều chúng ta hay neo vào đầu là "có tiền mới làm được" mà không hỏi ngược lại là làm sao để có tiền. Do đó chúng ta tiếp tục vay mượn để bơm vào công. Từ vay ngân hàng đến người quen đến bán cổ phần nhưng kết quả không cải thiện. Công tôi cũng từng vậy, bạn nên biết làm cách cũ cũng chỉ cho kết quả cũ, chỉ có làm cách mới thì kết quả mới khác thôi.
Nên khi bạn bế tắc hãy bình tĩnh phân tích lại tình hình công ty xem chi phí (định phí- biến phí) đã tối thiểu chưa, doanh số đã tối ưu chưa, chiến lược kinh doanh đã đúng chưa, kế hoạch cụ thể chưa, nếu bạn rành rỏi công ty mình và tin mình làm được bạn sẽ làm được. Khi đó bạn ko cần phải đi vay, nguời khác sẽ tự cho bạn vay, tự đầu tư cho bạn.
Ngoài ra, bạn phải thanh lý nhanh những tài sản không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh, để trang trải nợ nần, đỡ áp lực lãi vay. Nên nhớ bạn đã làm ra nó được thì khi bán đi, có cơ hội bạn sẽ làm lại được, đừng lo, đứng lên sau mỗi lần thất bại tài sản sẽ nhân 2.
Tiền là máu, máu chảy não mới hoạt động
Dòng tiền trong công ty rất quan trọng. Kinh doanh ai cũng nghĩ lời lỗ mới quan trọng riêng tôi nghĩ nếu bạn lên đỉnh cao sự nghiệp thì dòng tiền mới là thứ quyết định lợi nhuận. Dòng tiền mới tạo ra lợi nhuận, tôi không xúi bạn kinh doanh đa ngành đầu tư mạo hiểm nhưng ở Việt Nam bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm thêm lợi nhuận từ nhiều kênh khác như chứng khoán, đất đai hoặc ít là gửi tiết kiệm ngân hàng tận dụng dòng tiền người khác chảy qua công ty trong ngắn hạn... nên nhớ cơ hội có khắp nơi ăn thua chúng ta có nhận ra không mà thôi.
Vì vậy đứng để mất tiền, bạn mất tiền tức bạn mất đi cả chi phí cơ hội, mà chi phí cơ hội hay gọi là lợi nhuận kinh tế hoàn toàn không hoạch toán trong sổ sách kế toán. Chẳng hạn bạn kinh doanh làm thua lỗ 3 tỉ trong 1 năm nếu với 3 tỉ này bạn mua nhà đầu 2017 bán nó đầu 2018 bạn kiếm ít nhất được thêm 1 tỉ khi bán nó... 1 tỉ là chi phí cơ hội khi bạn đang có 3 tỉ, do đó nếu bạn kinh doanh bạn phải kiếm hơn 1 tỉ số với mua nhà mới ổn được. Tất nhiên có những khoản đầu tư dài hạn, đầu tư công nghệ thì cách tính này hơi phiến diện vì kết quả nó trả về có khi 10 năm sau.
Làm gì làm bạn luôn duy trì thanh khoản dương để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Và cũng chính vì không tính được dòng tiền nên bạn chỉ thấy doanh số mà không thấy doanh thu (tức tiền thu vào).
Bạn không có thu thì sao đủ chi dẫn đến vay mượn dẫn đến phá sản từ đây, chưa nói bạn nợ lương nhân viên dẫn đến họ không có tinh thần làm việc dẫn đến kết quả thấp, chưa kể họ qua công ty đối thủ làm. Nên đừng tự hào về doanh nghiệp của mình hãy nên tự hào về dòng tiền tương lai mà bạn có thể tạo ra, nói chung có tiền là có tất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo