Doanh nghiệp - Doanh nhân

5 bài học để đời từ cuốn sách Warren Buffett khuyên mọi doanh nhân nên đọc nếu muốn thành công

Đó là cuốn sách yêu thích nhất của Warren Buffett về tài chính tiền tệ. Cuốn sách tập trung vào sự tham lam, lừa đảo và những bước đi dẫn tới một trong những vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ.

Không ai không biết tới thành công của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Nổi tiếng với những thương vụ hoàn hảo từ năm 1940, Buffett luôn có tên trong danh sách những người giàu có nhất hành tinh, một doanh nhân thường xuyên làm từ thiện nhất trong lịch sử hiện đại. Warren Buffett từng nhiều lần khẳng định, thành công mà ông có được là nhờ vào thói quen đọc sách trong suốt cuộc đời.

Theo ước tính của tỷ phú, ông đã dùng 80% thời gian hàng ngày để đọc sách. Và đáng ngạc nhiên hơn, ngoài sở thích đọc sách về thành công và những doanh nhân trên thế giới, cuốn sách yêu thích nhất của ông lại tập trung vào sự tham lam, lừa đảo và những thất bại to lớn của những công ty lớn nhất thế giới.

Warren Buffett.

Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Warren Buffett tiết lộ, cuốn sách yêu thích nhất của ông là The Smartest Guys in the Room (Những kẻ thông minh nhất trong căn phòng) của tác giả Bethany McLean. Nội dung cuốn sách mô tả sự phát triển và sụp đổ của Enron - một tập đoàn năng lượng khổng lồ và cung cấp những hiểu biết có giá trị về các sự kiện dẫn đến vụ phá sản lớn nhất lịch sử nước Mỹ.

Cuốn sách The Smartest Guys in the Room được chuyển thể thành bộ phim cùng tên và là một trong những bộ phim hay nhất về tài chính, tiền tệ dành cho các nhà đầu tư.

Dưới đây là tập hợp 5 bài học để đời được rút ra từ cuốn sách mà Warren Buffett đánh giá là cuốn sách mọi doanh nhân muốn thành công trong kinh doanh cần đọc.

1. Đối với những doanh nghiệp có nền văn hóa thiếu minh bạch, lịch sử sẽ lặp lại

Năm 1987, CEO Kenneth Lay đã sáp nhập 2 công ty Houston Natural Gas và Internorth để thành lập công ty năng lượng Enron. Mặc dù, đến năm 2001 công ty Enron mới chính thức phá sản, những công ty này đã gần như biến mất vào thời điểm đó.

Nguyên nhân bắt nguồn từ chiến lược kinh doanh phi đạo đức do CEO Kenneth Lay của công ty.

 

Bài học: Muốn đảm bảo sự phát triển và thịnh vượng, hãy kinh doanh trong sạch và giữ văn hóa công ty tốt.

2. Ngay cả kế toán khéo léo cũng không thể "cứu" được mô hình kinh doanh sai lầm

Năm 1990, Enron thuê Jeffrey Skilling để điều hành về kế toán nhằm mục tiêu tăng doanh thu cho công ty. Với dung túng của Lay, Skilling đã tập trung vào việc phát triển một ban điều hành che giấu hàng tỷ đô la thua lỗ và nợ nần từ các thương vụ và dự án thất bại của công ty, nhằm giúp hồ sơ của công ty đáp được ứng những tiêu chuẩn kỳ vọng của phố Wall. 

Họ lợi dụng các kẽ hở của kế toán để tạo ra các báo cáo tài chính không trung thực. Nhưng tất cả cuối cùng cũng tan thành mây khói khi mọi chuyện vỡ lở.

Bài học: Thuê nhân viên dựa trên kinh nghiệm, đừng chỉ nhìn vào sự khôn ngoan của họ.

 

3. "Vẻ ngoài" tích cực là chưa đủ

Giữa thập kỷ 90, lãnh đạo Rebecca Marks của Enron trở thành gương mặt thương hiệu tích cực của hãng. Mặc dù, nhờ sự quyến rũ và thu hút của Rebeccam công ty đã giữ được nhiều mối làm ăn với nước ngoài những Enron vẫn thất bại trong việc thực hiện những cam kết mà Rebecca đã hứa.

Bài học kinh doanh: Trong thế giới đầu tư, giá trị thực luôn quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

4. Các nhà phân tích không phải lúc nào cũng chịu trách nhiệm

Bất chấp thực thế rằng nhiều nhà đầu tư ở phố Wall đã cảm nhận được tình hình tài chính bất ổn, đứng trên bờ vực khủng hoảng của Enron, nhưng nhiều chuyên gia phân tích nổi tiếng vẫn làm ngơ trước những thiếu sót của doanh nghiệp này. Họ có vẻ tin tưởng vào các báo cáo tài chính và dự báo đầy lạc quan, thuận lợi của nó.

 

Bài học: Đừng kết thân với những nhà phân tích mù quáng.

5. Quá tập trung vào giá cổ phiếu sẽ gây tổn thất nặng nề

Sự ám ảnh của Jeffrey Skilling với giá cổ phiếu của công ty chỉ đổ thêm dầu vào lửa và cuối cùng đẩy Enron đến bờ vực phá sản. Giám sát bức tranh về tình hình tài chính của doanh nghiệp là điều cần thiết, nhưng dành tất cả sự chú ý cho nó sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho doanh nghiệp.

Bài học: Đừng quá chú ý một cái cây mà bỏ quên cả cánh rừng.

Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo