5 thói quen của người có EQ cao
Eric Schiffer, tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy đồng thời là chuyên gia tham vấn danh sách 500 CEO của Fortune, top 400 tỷ phú thế giới của Forbes… đã chỉ ra 5 thói quen mà những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence Quotient - EQ) cao thường sử dụng để đạt được thành công ở cả hai lĩnh vực công việc và cuộc sống cá nhân của họ:
1. Nói ít, làm nhiều
“Khi tôi thuê một ai đó, tôi không quan tâm nhiều đến những lời giải thích của họ về trách nhiệm giải trình hoặc công việc khó khăn. Thay vào đó, tôi quan tâm nhiều đến việc họ có đáp ứng được đúng thời hạn công việc hay không”, Eric Schiffer.
Họ có thể thực hiện các cuộc gọi, thực hiện các giao dịch hoặc làm những việc khác nhưng phải hoàn thành công việc chứ không chỉ dừng lại ở lời nói. Trong kinh doanh cũng như các vấn đề cá nhân, nói nhiều chưa chắc đã có giá trị, Eric Schiffer nói thêm.
2. Kiểm tra chính mình
Chúng ta thường dễ để cho cảm xúc chi phối công việc, và đôi khi chỉ một biểu hiện nhỏ có thể biến thành những sai lầm không cần thiết. Trong khi đó, những người kiểm soát tốt cảm xúc thường biết cách để tạm dừng nó trước khi nó ảnh hưởng đến công việc.
Một ví dụ trong thực tế: Bạn có thường bị ngắt lời trong cuộc họp? Thay vì ấm ức hoặc âm mưu trả thù, cho rằng người đó đã để chuyện cá nhân xen vào công việc, tại sao bạn không nhìn nhận lại xem phần trình bày của bạn đã hấp dẫn và đúng trọng tâm hay chưa.
Vượt lên cảm giác ấm ức có thể là một điều không dễ nhưng nó là điều cần thiết để bạn nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện và khách quan hơn.
3. Luôn nghĩ về mục tiêu cuối cùng
Những người thành công trong cuộc sống và kinh doanh luôn có tầm nhìn sâu rộng. Họ biết bỏ qua những điều nhỏ nhặt và tập trung vào những mục tiêu quan trọng. Điều này sẽ giúp họ đàm phán thuận lợi ngay cả với những khách hành khó tính nhất, tạo nên thành công và các mối quan hệ đối tác lâu dài.
4. Loại bỏ các nhân tố gây hại
Doanh nhân với EQS cao biết cách lựa chọn đủ những người có năng lực mà không cần lãng phí thời gian và năng lực để quản lý những người “độc hại”. Thậm chí, đôi khi ngay cả những người rất có năng lực nhưng hiếu chiến, hay kết bè phái trong văn phòng cũng sẽ không cần thiết. Bởi vì, những người có năng lực và biết kiềm chế sẽ là nhân tố tích cực của doanh nghiệp nhưng những người hay suy nghĩ tiêu cực chỉ có thể làm cho doanh nghiệp bị phá hủy mà thôi.
5. Giữ liên lạc
Khi một mối quan hệ kết thúc không có nghĩa là bạn phải cắt đứt sợi dây liên lạc.
Đối với những người làm kinh doanh có chỉ số cảm xúc cao, họ sẽ không vì một hợp đồng thất bại mà từ bỏ những nỗ lực để duy trì các mối quan hệ có thể dẫn đến việc kí kết những hợp đồng trong tương lai hoặc ít nhất là giúp đỡ nhau trong những lần hợp tác tiếp theo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo