Áo yếm – trang phục truyền thống của phụ nữ miền Bắc xưa
Yếm xuất hiện từ bao giờ thì không ai rõ, chỉ biết rằng nó có mặt trong cuộc sống của người dân Việt miền Bắc ngày xưa ở mọi tầng lớp.
Vào thế kỷ 18-19, chiếc áo yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét tròn làm cổ yếm đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ khoét tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cỗ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn. Hai góc hai bên có dây để buộc ra sau lưng.
Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú. Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức", chỉ dân "trời ơi" dạng Thị Mầu mới mặc. Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ.
Màu sắc yếm nói lên khá nhiều về người chủ của nó: Người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô. Con gái nhà gia giáo thì mặc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Kiểu yếm màu sặc sỡ, cổ khoét sâu thì ít người dùng, chỉ những người như kiểu thị Màu mới dám xài, với câu thơ ỡm ờ:
Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương
Trong những ngày vui hoặc hội hè, đình đám, các cô gái trẻ thường mặc yếm đào, yếm hồng hay yếm thắm… khoác bên ngoài là chiếc áo tứ thân hoặc áo dài mớ ba, mớ bảy. Còn trong các ngày thường, họ mặc yếm trắng, yếm xám… và khoác bên ngoài là chiếc áo nâu giản dị.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã không ngớt lời khen chiếc áo yếm ra đời là để tôn vinh cái lưng ong – nét đẹp vốn có của người phụ nữ Việt. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.
Khi đi ra ngoài, người phụ nữ thường khoác thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "độ nghề" ăn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.
Ngoài ra, trang phục áo yếm sẽ hoàn hảo hơn nếu đi kèm hai chiếc khăn đội đầu: Khăn nhiễu (quấn bên trong) và khăn mỏ quạ (quấn bên ngoài). Trong các dịp lễ hội, các cô gái thường trang bị thêm chiếc nón quai thao và tóc vấn cao cài lược.Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng.
Một số kiểu áo dạng yếm cải biên cũng được dùng làm trang phục mặc ngoài khi trưng diện, nhưng số người sử dụng hiện nay rất hiếm hoi vì áo loại này không kín đáo phù hợp với gia phong truyền thống của người Việt. Bên cạnh đó, trang phục hiện đại của phương Tây đã có mặt đầy đủ trong đời sống của người Việt, do vậy, yếm không được sử dụng rộng rãi. Trang phục này chỉ được dùng trong các dịp trình diễn trang phục dân tộc và trong các ngày lễ hội truyền thống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hé lộ người đàn ông bên Hòa Minzy 10 năm, nắm nhiều bí mật nhất của nữ ca sĩ
Hoa hậu Tiểu Vy gặp sự cố sức khỏe khi về về quê, co giật nằm bất tỉnh khiến nhiều khán giả lo lắng
Dàn diễn viên đình đám từ Bắc vào Nam góp mặt trong "Gala cười 2025"
Ca sĩ Tuấn Cường tung ca khúc Tết "ai nghe cũng thấm"
Màn 'khóa môi' chấn động của Thiều Bảo Trâm với một 'chị đẹp' khiến dân tình rần rần
Diva Mỹ Linh cùng dàn nghệ sĩ hát trong chương trình Tết đặc biệt: "Cảm hứng bất tận - Mùa xuân đất nước"