Doanh nghiệp - Doanh nhân

Ba bài học đổi mới của Starbucks

Starbucks là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng trên toàn thế giới hiện nay. Đổi mới chính là chìa khóa giúp cho công ty phát triển và trở thành thương hiệu cà phê toàn cầu. Ngày 25/11, Starbucks chính thức bước chân vào thị trường trà được coi là đối thủ của cà phê bằng việc khai trương quán trà đầu tiên tại New York. Đây chính là bài học cho các chủ doanh nghiệp: Hãy đổi mới ngay cả khi bạn đang trên đỉnh của thành công.

Việc mở rộng các cửa hiệu bán lẻ trên thế giới với hơn 19.000 quán cà phê đã giúp Starbucks chống chọi lại được khó khăn có ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới, trong khi nhiều công ty bán đồ ăn nhanh như McDonald Corp và Panera Bread Co bị ảnh hưởng nặng nề.

Lợi nhuận ròng của Starbuck trong quý 3 của năm tài chính 2013 tăng hơn 25%, đạt 417,8 triệu USD. Theo thống kê của hãng Concensus Metrix, doanh số bán hàng toàn cầu của Starbucks tăng 8%.

1. Liên tục đổi mới công nghệ pha chế cà phê

Trong vòng một năm tới, Starbucks sẽ tăng số lượng cửa hàng Starbucks sử dụng máy pha cà phê Clover lên 1000 máy, tức là gấp đôi số lượng hiện có. Các máy pha Clove sẽ kiểm soát thời gian và nhiệt độ pha, sử dụng công nghệ điện toán đám mây để cập nhật công thức pha chế, theo dõi sở thích của khách hàng và hiệu suất máy pha cà phê.

Ngoài ra, từ năm 2007, các máy pha cà phê được theo dõi qua Web đã được Starbucks đưa vào sử dụng. Năm 2008, Starbucks đã mua Công ty Thiết bị Pha cà phê Seattle, hãng sản xuất máy pha Clover.

Bên cạnh việc tăng số lượng cửa hàng sử dụng Clover, Starbucks đang đầu tư vào các công nghệ web mới, chẳng hạn như thiết lập mạng lưới các máy pha cà phê, tủ lạnh và các thiết bị liên quan khác.

Starbucks cũng tập trung đầu tư tiếp thị trực tuyến thông qua mạng xã hội và các ứng dụng di động. Các ứng dụng di động của Starbucks là ứng dụng đồ ăn được tải về nhiều nhất trong lĩnh vực này.

2. Thâm nhập thị trường trà

Ngày 25/10, Starbucks khai trương quán trà Teavana đầu tiên ở New York. Howard Schultz, Giám đốc điều hành Starbucks, cho biết: "Trà là một trong ba trụ cột phát triển của Starbucks từ năm 1971, khi đó chúng tôi thành lập với thương hiệu cà phê, trà và đồ ăn phụ Starbucks. Hệ thống cửa hàng mới này sẽ phát triển thương hiệu trà giống như cách chúng tôi đã xây dựng thương hiệu cà phê". Trước đó, vào tháng 11/2012, Starbucks đã mua Teavana với giá khoảng 620 triệu USD.

Starbuck đang có kế hoạch mở quá trà Teavana thứ hai ở trung tâm mua sắm University Village trong khu thương mại Seattle vào tháng 11 tới, và một loạt các quán khác dự kiến được mở vào năm 2014 trên đất Mỹ. 

3. Cải thiện chuỗi đồ ăn

Trong tháng 9, Starbucks đã bắt đầu giới thiệu các món ăn của La Boulange, một chuỗi hiệu bánh ở Francisco mà Starbucks đã mua lại vào tháng 6/2012 với giá 100 triệu USD. Đã từ lâu, đồ ăn của Starbucks là một yếu điểm của hãng cà phê nổi tiếng này. Howard Schultz từng nói rằng: "Một số khách hàng phản hồi về chất lượng đồ ăn không tốt của chúng tôi, và tôi nghĩ là đây là một lời chỉ trích công bằng". 

Danh tiếng ẩm thực của La Boulange sẽ giúp nâng cao thương hiệu của Starbucks. Công ty đang nỗ lực thu hút sự chú ý của khách hàng về thương hiệu La Boulange và hòa nhập thương hiệu này với thương hiệu cà phê của Starbucks.

Dương Hương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo