Doanh nghiệp - Doanh nhân

Ba nhân tố viết nên “câu chuyện khởi nghiệp” Singapore

Scott Anthony - Giám đốc điều hành Innosight, một doanh nghiệp tư vấn sáng tạo và đổi mới nổi tiếng toàn cầu, đồng thời là tác giả của cuốn Sách đen về sáng tạo, cho rằng có 3 nhân tố tạo sức mạnh cho Singapore trở thành trung tâm khởi nghiệp.



Scott Anthony viết trên HBR.org:

Khoảng hơn 5 năm trước, khi tôi nói với các nhà đầu tư mạo hiểm tại Mỹ kế hoạch chuyển đến Singapore cùng với gia đình để quản lý các hoạt động đầu tư và ươm mầm của Innosight tại Singapore, phần lớn câu trả lời tôi nhận được từ họ là: “Anh thật điên rồ! Tạo sao lại là Singapore? Anh sẽ không bao giờ thấy được một doanh nghiệp khởi nghiệp nào hấp dẫn ở đó đâu”.

Tôi thừa nhận điều đó. Bởi vào thời điểm tôi đến quốc đảo xinh đẹp này, bối cảnh khởi nghiệp của Singapore không có gì hấp dẫn cả. Nhưng những điều kiện sẵn có của Singapore lại rất chín muồi cho một làn sóng khởi nghiệp phát triển.

Giống như thung lũng Silicon, Singapore có những viện nghiên cứu tốt và ít điều khoản hạn chế nhân viên sau khi nghỉ việc áp dụng kiến thức hoặc kỹ năng trong kinh doanh. Các học giả cho rằng đây có thể là động cơ chính thúc đẩy sáng tạo.

Giống như Israel, Singapore rất nhỏ, với những nguồn lực thiên nhiên hạn chế, điều này đồng nghĩa với việc để tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phương pháp tiếp cận vĩ mô và sáng tạo.

Cả Israel và Singapore đều có chính sách nhập cư cởi mởi với những nhân công lành nghề, và cả hai đều có chế độ bắt buộc tòng quân với tất cả nam giới. Dan Senor và Saul Singer – các tác giả của cuốn Quốc gia khởi nghiệp đã cho rằng, chế độ quân sự của Israel chính là nền tảng tạo ra sáng tạo cho quốc gia khởi nghiệp này.

Những người chỉ trích lại cho rằng “hãy thử nêu tên một doanh nghiệp khởi nghiệp của Singapore, bạn sẽ khó có thể nêu tên một doanh nghiệp nào”.

Đây cũng có thể nói là một nhận định công bằng.

Quay trở lại năm 2010, nếu như bạn hỏi những người dân Singapore về một doanh nghiệp khởi nghiệp tại quốc đảo này, họ có thể sẽ dừng lại một chút, sau đó sẽ đề cập đến Creative Labs. Đó là công ty tiên phong trong thị trường sản phẩm âm thanh, và thậm chí đánh vào thị trường mp3 trước cả Apple.

Creative Labs được thành lập năm 1981 và phát triển đến đỉnh vào khoảng 1 thập kỷ trước, trước khi xuống dốc một cách thảm bại.

Tôi đã mang suy nghĩ cẩn trọng này đến Singapore vào tháng 3/2010. Thời điểm đó, thực sự rất khó tìm ra những doanh nghiệp tốt để đầu tư.

Nhưng, tới Singapore vào thời điểm hiện tại, năm 2015, bạn sẽ thấy một quốc đảo chuyển mình hàn toàn. Có hàng tá, nếu như không muốn nói là hàng trăm, các doanh nghiệp khởi nghiệp thú vị, tập trung trong toà nhà “Block 71”, một toà nhà gần INSEAD - trường đại học kinh doanh hàng đầu, Trường đại học quốc gia Singapore (NUS) và các khu vực nghiên cứu và phát triển sáng tạo được chính phủ bảo trợ như Fusionoplis and Biopolis.

Tờ Economist đã gọi toà Block 71 của Singapore với tên gọi ưu ái là nơi có “hệ sinh thái khởi nghiệp dày đặc nhất thế giới”.

Năm đầu tiên tôi tới Singapore, cứ mỗi vài tháng, chúng có ta có thể nghe về một doanh nghiệp lên sàn chứng khoán rồi lại bị thâu tóm. Ngày nay, dường như điều này diễn ra mỗi tuần; đầu tư mạo hiểm và khu vực công nghệ tăng từ dưới 30 triệu USD tới hơn 1 tỷ USD năm 2013. Và chúng tôi đếm có 10 doanh nghiệp ra khỏi thị trường trong năm 2014. Có những thương vụ được gọi là nhỏ theo chuẩn toàn cầu, như vụ nhà cung cấp dịch vụ chat Zopim bị mua lại với giá 30 triệu USD. Nhưng cũng có những vụ thâu tóm khác như Viki của Singapore được Ratuken của Nhật mua lại với giá 200 triệu USD.

Có thể nói, căn cứ vào bối cảnh khởi nghiệp trì trệ trước kia, Singapore đang vươn lên với tốc độ chóng mặt. Trong khi chính phủ các quốc gia trên khắp thế giới đang cố gắng thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp để tạo công ăn việc và tạo ra những đột phá cho nền kinh tế, dưới đây là 3 lý do tôi cho rằng đã cùng nhau tạo điều kiện cho câu chuyện khởi nghiệp của Singapore.

1. Môi trường kinh doanh thân thiện

Singapore thường xuyên được xếp là một trong số những thành phố dễ dàng nhất trên thế giới để bắt đầu công việc kinh doanh. Tất nhiên là có những quy định phải tuân theo, nhưng chúng được trình bày rõ ràng và dễ dàng thực thi.

Các công ty mới có thể được thành lập dễ dàng chỉ sau vài giờ, nếu không nói vài phút. Các tài sản sở hữu trí tuệ được tôn trọng và bảo vệ, luật lệ của Singapore vô cùng minh bạch.

Nhập cư không chỉ là chủ đề nóng đối với các quốc gia phát triển phương Tây mà cả Singapore. Tuy nhiên, Singapore tạo điều kiện cho những cá nhân có học thức và kỹ năng cao nhập cư và làm việc tại nước này, và bạn cần có một điều kiện nhất định để có thể trở thành doanh nhân.

2. Sự tham gia nghiêm túc của chính phủ vào cuộc chơi khởi nghiệp

Các doanh nhân Singapore được tận dụng một danh mục các nguồn trợ cấp và các chương trình liên quan của chính phủ hỗ trợ họ giai đoạn phát triển ban đầu.

Vào năm 2008, dưới Khung quốc gia về Khởi nghiệp và Sáng tạo (NFIE), Chính phủ Singapore đã tung ra Quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn phát triển doanh nghiệp thời kỳ đầu.

Sáng kiến trên, được truyền cảm hứng từ một chương trình liên kế giữa chính phủ Mỹ và Isreal, cho phép 5 doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm nhận được quỹ từ chính phủ.

Một năm sau, chúng tôi, Innosight, đã hợp tác với chính phủ để phát triển một chương trình mới dưới khung NFIE.

Được lồng ghép vào Lộ trình ươm mầm khởi nghiệp công nghệ của chính phủ Singapore, chương trình mới này đã giúp thu hút làn sóng đầu tư vào quốc gia này bằng việc tăng 85% vốn trong mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp nếu như các nhà đầu tư đổ tiền vào 15%.

Mức độ ủng hộ này của chính phủ Singapore là vô cùng quan trọng đối với chúng tôi. Innosight đã luôn luôn quan tâm đến đầu tư mạo hiểm. Nhưng là những nhà đầu tư chưa từng có kinh nghiệm đầu tư mạo hiểm vào một quốc gia xa hàng nghìn dặm, chúng tôi sẽ khó có thể phát triển được nếu không có sự hậu thuận về tài chính cần thiết để xây dựng một danh mục đầu tư mạnh từ chính phủ.

Thật là khó để tạo ra một hệ sinh thái chỉ qua một đêm, tuy vậy, sự nỗ lực bền bỉ của chính phủ Singapore đã tạo ra sự thúc đẩy thực sự nghiêm túc cho nền khởi nghiệp tại quốc gia này.

3. Tận dụng rộng rãi nguồn lực mềm để đấu tranh với các rào cản vô hình đối với khởi nghiệp

Có một quan niệm chưa đúng rằng những doanh nhân khởi nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro là vì họ không có gì để mất. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố tiên quyết để dự đoán liệu một người có thể trở thành doanh nhân hay không chính là liệu người này có nhận được quyền thừa kế tài sản hay trao tặng gì hay không.

Sự phát triển chóng của nền kinh tế Singapore trong 50 năm qua cho thấy rằng rất nhiều công dân Singapore đủ giàu có để khởi nghiệp, thay vì chấp nhận rủi ro vì không có tài sản gì để mất.

Trong những năm gần đây, những lãnh đạo trong chính phủ Singapore đã không ngừng nói về tầm quan trọng của khởi nghiệp. Chẳng hạn, Thủ tướng Lý Hiển Long đã từng đăng tải trên Facebook về đề tài này. Các trường đại học quốc gia không ngừng thúc đẩy sáng tạo. Trường quốc gia Singapore có một chương trình đưa sinh viên ra nước ngoài để có được những kinh nghiệm làm việc trong những trung tâm khởi nghiệp khác trên toàn cầu. Tập đoàn truyền thông quốc gia MediaCorp đã tiết lộ với tôi rằng họ bắt đầu một chương trình truyền hình về tôn vinh văn hoá khởi nghiệp.

3 nhân tố trên tạo ra một chu kỳ, để các doanh nhân đạt được thành công lại muốn thành công tiếp theo. Chẳng hạn, năm 2010, Melvin Yuaun đồng sáng lập công ty công nghệ YFind – một công ty chế tạo thiết bị có thể xác định chính xác vị trí của một người trong một toà nhà bằng việc theo dõi tương tác điện thoại của họ với các điểm phát Wifi.

Innosight đã đầu tư vào công ty này năm 2012, thông qua quỹ đầu tư của chúng tôi, và chính phủ Singapore đóng góp 85% số tiền. Sau đó, nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ, Ruckus Wireless đã nhanh chóng thâu tóm công ty này vào năm 2013.

Yuan đã thu được lợi trong thương vụ đó và dường như đã bị “nhiễm” tư tưởng khởi nghiệp. Anh ta sắp sửa tiếp tục thành lập một công ty khác, phát triển cách thức đột phá giúp mọi người tìm kiếm nghệ thuật thực sự thông qua việc tìm ra những tài năng chưa được khám giá trên khắp thế giới.

Một số doanh nhân Singapore thành đạt khác đang bắt đầu đầu tư vào thế hệ khởi nghiệp mới. Chẳng hạn, Hian Goh, người trong năm 2005 đã đồng sáng lập Asian Food Channel, và năm 2011 đầu tư vào Chope - một cổng thông tin giúp đặt chỗ tại các nhà hàng ở Châu Á. Sau khi đầu tư và mua lại các công ty, Goh đã bắt đầu một quỹ đầu tư mạo hiểm của riêng mình để đổ tiền vào các doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong khu vực.

Các nhà đầu tư toàn cầu cũng đang hết sức chú ý đến thị trường khởi nghiệp Singapore. Các quỹ đầu tư lớn toàn cầu như Sequoia và DFJ cũng đang bắt đầu các hoạt động tại Singapore. Rất nhiều nhà đầu tư coi Singapore như bàn đạp để tiếp cận các thị trường mới nổi như Indonesia, Philippines và Việt Nam. Rộng hơn nữa, trong số 156 công ty phần mềm được thành lập kể từ năm 2003 nay có giá trị hơn 1 tỷ USD, gần 1/3 là các doanh nghiệp khởi nghiệp Châu Á.

Và nếu như 5 năm tiếp theo, Singapore sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng tương tự 5 năm vừa qua, tôi kỳ vọng sẽ có ít câu hỏi hơn xoay quanh lý do tại sao Singapore lại là thị trường nóng cho khởi nghiệp.

Doanh nhân Sài Gòn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo