Bánh ú tro Hội An - đặc sản nổi tiếng của xứ Quảng
Cũng như những nơi khác, bánh ú tro Hội An cũng được làm từ hai nguyên liệu chính là gạo nếp và nước tro. Điểm khác biệt tạo nên sự nổi tiếng của bánh ú tro xứ Quảng là khâu chọn nguyên liệu cách gạn tro, gói bánh đến khâu luộc bánh.
Nếp làm bánh ú tro Hội An loại gạo mới gặt tháng 3, hạt mẩy, chắc, ít lẫn gạo. Sau khi chọn nếp xong, người làm sẽ đem đãi sạch rồi ngâm với nước tro được đốt từ thân cây mè (vừng). Thông thường, người ta hay dùng nước giếng Bá Lễ (giếng cổ có từ lâu đời ở phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam) để cho ra mẻ bánh có vị thơm ngon đặc biệt.
Tiếp đến, đổ tro vào chậu nước khuấy đều đến khi tro thấm nước và chìm xuống thì chắt lấy nước trong ở trên, lọc thật kỹ. Sau đó mới cho gạo nếp vào ngâm trong 3 ngày 3 đêm, vớt ra vo lại với nước sạch rồi đổ ra rổ cho ráo nước.
Công đoạn gói bánh ú tro Hội An cũng rất cầu kỳ. Bánh được gói bằng lá kè lấy tại các núi ở Huế. Người ta phải cho gạo vào lòng chiếc lá thật gọn gàng, rồi quấn và bẻ mép lá ở hai đầu bánh thật khít, đều và cân đối, dây lạt buộc bánh cũng không quá chặt để khi hạt gạo nếp có thể nở ra và chín đều.
Bánh ú tro Hội An khi chín thường có màu vàng ươm của gạo nếp ngâm tro, màu lá kè xanh vàng rất bắt mắt. Nếu bạn muốn ăn ngọt thì chấm bánh với đường cát, hoặc mật mía. Bánh có vị ngọt thanh chứ không ngọt khé. Thông thường, người dân Quảng Nam thường gói bánh ú tro vào các dịp lễ, Tết, đặc biệt là Tết Đoan Ngọ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thuỷ Tiên tái xuất đẹp “đỉnh nóc” nhưng cảm giác cô đơn, lạc lõng bao trùm, phải chăng bị “ăn bơ”?
NS đầu tiên ra mặt hé lộ về vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt vài ngón chân, tuyên bố sẽ làm chứng trước tòa
Bạn lớp đại học zoom cận nhan sắc và vóc dáng đời thực chưa chỉnh sửa của Phương Nhi gây ngỡ ngàng
Hoa hậu Việt có thói quen kỳ lạ: 12 năm không ăn cơm, vóc dáng gây bất ngờ ở tuổi 35
Sinh nhật tuổi 43 bất ổn của Song Hye Kyo
Thu nhập một đêm của Ngân 98 gây choáng: Cát xê hàng trăm triệu, tiền bo xếp thành cọc