Văn hóa

Báo Văn hóa Nga ca ngợi bản anh hùng ca Việt Nam

Với các bức ảnh minh họa chụp tiểu đội du kích trực chiến, các nữ dân quân cấy lúa với cây súng trên vai và phi công Mỹ bị bắt làm tù binh, báo Văn hóa (Nga) cuối tuần, số ra ngày 30-31/3 đã có bài viết đề cập sự kiện 40 năm lính Mỹ rút khỏi Việt Nam (29/3/1973) để khẳng định bản anh hùng ca Việt Nam.

(TTXVN) - Bài viết của ông Nikolai Kolesnik, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch tổ chức xã hội liên khu vực các cựu chuyên gia Liên Xô cũ-Nga và nhà báo Mikhail Ilinsky - hai người từng  làm phóng viên báo Tin tức của Liên Xô ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh.

 

Bài báo nêu rõ cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam là một trong những sự kiện lớn nhất và là bản anh hùng ca lớn nhất của cuối thế kỷ XX. Cả thế giới, trong đó có Liên Xô cũ, đã đứng về phía đất nước và nhân dân Việt Nam anh hùng.

 

 

Hình ảnh nữ du kích Việt Nam cấy lúa với chiếc súng trên vai

 

Hai tác giả Kolesnik và Ilinsky đã có mặt tại Việt Nam với tư cách chuyên gia và nhà báo mặt trận ngay từ những ngày đầu đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh và ném bom miền Bắc Việt Nam.

 

Trong bài viết, họ miêu tả sự tàn ác và sự khốc liệt của chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra, đặc biệt bom đạn cùng với hơn 72 triệu lít chất độc da cam/điôxin mà máy bay Mỹ thả xuống đất nước Việt Nam.

 

Nhà báo Ilinsky cho biết lúc đó, các phương tiện truyền thông của Liên Xô cũ, gồm các báo Sự thật và Tin tức, hai hãng thông tấn ITAR - TASS và APN (Novosti) cùng các đài phát thanh và truyền hình, cũng đã điều phóng viên tới Việt Nam để phản ánh sự kiện lịch sử trên đây.

 

 

 

Hình ảnh phi công Mỹ bị du kích Việt Nam bắt làm tù binh.

 

Tác giả Ilinsky nhắc lại một loạt sự kiện trong thời kỳ trên, trong đó có sự kiện Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, được ký kết vào tháng 1/1973.

 

Bài báo kết luận Việt Nam một lần nữa đã chứng minh chân lý rằng không kẻ thù nào có thể chiến thắng một dân tộc đấu tranh vì tự do và độc lập của Tổ quốc mình.



Ngọc Linh

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo