Hà Nội sẽ xây dựng thêm 10 cầu vượt sông Hồng
Giá nhà tăng cao, rủi ro 'vỡ bong bóng' / "Nóng sốt" đất vùng ven, cẩn trọng chiêu trò thổi giá ảo của cò đất
Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến Bộ Giao thông vận tải kiến nghị của cử tri TP Hà Nội đề nghị các bộ, ngành chức năng xem xét, thay đổi kết cấu kỹ thuật và tên gọi cầu Mễ Sở thành cầu Đại Bình hoặc Chí Nghĩa, kết nối huyện Thường Tín (Hà Nội) với huyện Văn Giang (Hưng Yên), đồng thời nghiên cứu thêm cầu dây văng vượt qua sông Hồng để giảm tải cầu Mễ Sở.
Trả lời cử tri Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải cho biết cầu Mễ Sở kết nối huyện Thường Tín, TP Hà Nội với huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thuộc đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội. Đường vành đai 4 đã được Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Ảnh: TUẤN PHÙNG |
Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án thiết kế khác nhau của cầu Mễ Sở trên cơ sở điều kiện tự nhiên, giá thành, công nghệ thi công, chi phí quản lý, bảo trì, cảnh quan khu vực xây dựng làm cơ sở lựa chọn phương án bảo đảm tính kinh tế - kỹ thuật, thẩm mỹ kiến trúc.
Sau khi đầu tư hoàn thành cầu Mễ Sở, Bộ Giao thông vận tải sẽ nghiên cứu về tên gọi cầu Mễ Sở theo quy định tại điều 40, Luật giao thông đường bộ 2008.
Bộ Giao thông cũng thông tin về nghiên cứu thêm cầu dây văng vượt sông Hồng để giảm tải cầu Mễ Sở. Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31-3-2016, ngoài cầu Mễ Sở, giai đoạn tới sẽ tiếp tục xây dựng 9cầu vượt sông Hồnggồm: cầu Hồng Hà, cầu Thăng Long mới, cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, cầu Vân Phúc nhằm kết nối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo