Bất động sản

Mặt bằng bán lẻ Hà Nội: Khách thuê xoay xở chuyển đổi chiến lược kinh doanh

Mặt bằng bán lẻ trung tâm phố cổ và các trung tâm thương mại đều giảm sút. Đặc biệt tại phố cổ, chủ thuê đã phải đàm phán với khách thuê - hiện tượng trước đó chưa bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính hay dịch bệnh dẫn đến ảm đạm chỉ trong ngắn hạn, thị trường được dự báo sẽ sớm hồi phục trở lại.

Doanh nghiệp bất động sản giữa Covid - 19: 'Người cười nụ, kẻ khóc thầm' / Chớp thời cơ bắt ‘đáy’ bất động sản: Nhà đầu tư có vớ 'món hời' ?

Các TTTM không nằm ngoài vòng xoáy dịch bệnh (Ảnh: Internet)

Các TTTM không nằm ngoài vòng xoáy dịch bệnh (Ảnh: Internet)

Thị trường Hà Nội ghi nhận tỷ lệ mặt bằng trống tại các trung tâm thương mại (TTTM) và các mặt bằng có vị trí đắc địa bắt đầu tăng rõ, đặc biệtnguồn cung tăng đáng kểtại khu vực phố cổ. Đây là nhận định của ông Lê Tuấn Bình, Trưởng Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội, về phản ứng và điều chỉnh quan trọng của thị trường liên quan đến mặt bằng bán lẻ và công suất hoạt động.

Áp lực giảm giá

Dữ liệu của Savills cho thấy, khoảng 50% doanh nghiệp bán lẻ có mức doanh thu sụt giảm trên 50% trong và sau giai đoạn Covid-19 vừa qua. Theo đó, nguồn cầu bị ảnh hưởng lớn, các công ty và đơn vị bán lẻ không thể tiếp tục mở rộng kế hoạch kinh doanh.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa của Hà Nội tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm gia tăng và thương mại điện tử được đẩy mạnh. Tuy nhiên, doanh số vẫn ở mức thấp do hàng hóa nhập khẩu bị hạn chế, cũng như thu nhập và sức mua bị tác động bởi đại dịch.

 

Do vậy, giá thuê tại các "vị trí vàng" ở phố cổ đã giảm 30-40% so với đợt trước dịch. Nguyên nhân là do các chủ nhà đã chia sẻ, hỗ trợ cho các khách thuê và doanh nghiệp đang lâm vào áp lực chi trả tiền thuê.

Còn tại các TTTM, tuy trong thời gian qua, các chủ TTTM đã đưa ra các chính sách hỗ trợ lớn cho khách thuê, nhưng lượng gian hàng trống vẫn tăng lên đáng kể. Khảo sát tại một số TTTM như The Garden, Vincom Nguyễn Chí Thanh, Aeon Mall Hà Đông..., nhiều cửa hàng đóng cửa trả mặt bằng. Chỉ còn một số nhãn hàng lớn mở cửa để duy trì lượng khách hàng quen.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó giám đốc Bộ phận tư vấn đầu tư Savills Hà Nội cho rằng, ảnh hưởng lớn nhất của Covid-19 đã thấy rõ, mặc dù dịch có qua đi chăng nữa thì sức ảnh hưởng đến các sàn TTTM vẫn rất lớn. Nhất là khi các nước vẫn chưa giải quyết được Covid-19 thì các gian hàng vẫn đang trống rất nhiều và các mặt hàng không phải là thiết yếu vẫn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

Tuy nhiên, trong bức tranh màu xám, theo dữ liệu của Savills, tại TTTM vẫn có một số doanh nghiệp có doanh thu cao lên tới 20% so với trước dịch. Ông Bình cho rằng, sự xuất hiện điểm sáng này là do các siêu thị có doanh thu cao, trong khi được ưu đãi về giá thuê thấp hơn so với các đơn vị bán lẻ khác. Bên cạnh đó, siêu thị cần sử dụng diện tích thuê lớn, siêu thị cũng giúp thu hút các đơn vị bán lẻ khác vào thuê cùng TTTM. Đặc biệt trong đại dịch, nhu cầu của người dân về việc mua sắm các mặt hàng thiết yếu có trong siêu thị tăng, dẫn đến doanh thu của các siêu thị cũng tăng lên đáng kể.

Chuyển đổi chiến lược kinh doanh

 

Nhận định về phản ứng của thị trường, ông Lê Tuấn Bình phân tích, các chủ nhà sẽ phải nhìn nhận mặt bằng cho thuê của mình đúng theo giá chung của thị trường. Theo đó, các chủ nhàtại phố cổ đang tích cực đưa ra các phương án giá phù hợp hơn với thị trường để thu hút khách thuê, điều này chưa từng xảy ra trước đây.

Hơn nữa, các chủ thuê đã linh hoạt hơn về phương án cho thuê, có thể là về mặt bằng cho thuê như chia diện tích mặt bằng thành các diện tích nhỏ, để khách thuê có thể lựa chọn.

Các cửa hàng bán lẻ trong phố cổ mặc dù giảm giá thuê nhưng vẫn khó tìm được khách thuê

Các cửa hàng bán lẻ trong phố cổ mặc dù giảm giá thuê nhưng vẫn khó tìm được khách thuê

Đồng thời, các điều kiện như thời hạn cho thuê, các điều khoản về điều chỉnh giá thuê đã linh hoạt hơn rất nhiều, tuy bị giảm về doanh thu nhưng sẽ được phục hồi nhanh sau giai đoạn dịch.

 

Dữ liệu từ báo cáo 6 tháng đầu năm 2020 của Savills Việt Nam cho biết, đại dịch đã định hình lại thị trường cho thuê thương mại với các xu hướng mới tại Hà Nội.

Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư Vấn, Savills Hà Nội, đối với thị trường bán lẻ, giá thuê mặt bằng tiếp tục trong xu hướng giảm. Do chưa thể dự đoán về diễn biến dịch Covid-19 nên có thể một số dự án mới sẽ hoãn thời gian mở cửa. Thị trường đang mở rộng về phía Đông và khu vực phía Tây; cơ hội sắp tới vẫn dành nhiều cho thương mại điện tử.

Tăng trưởng mua sắm trực tuyến cùng với hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng đòi hỏi các nhà bán lẻ theo hình thức truyền thống và chủ nhà cho thuê mặt bằng cần phải phát triển kế hoạch thu hút khách đến theo các chiến lược sáng tạo hơn.

“Nghiên cứu doanh thu bán lẻ qua các năm có thể thấy khi có những tác động lớn như khủng hoảng tài chính toàn cầu hay như Covid-19 chỉ mang tính ngắn hạn. Thị trường sẽ dần phục hồi trở lại sau đó”, bà Hằng nhận định.

Theo ông Bình, vấn đề đầu tiên phải tính đến nằm ở chiến lược thuê. Chiến lược kinh doanh của các đơn vị bán lẻ cũng đã có sự thay đổi nhất định sau giai đoạn đại dịch. Nhiều đơn vị bán lẻ nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực thương mại điện tử và bắt đầu chuyển dần hoạt động sang hình thức này. Do đó, các TTTM cần phải điều chỉnh về đối tượng khách thuê, điều kiện thuê, diện tích thuê… để thu hút được khách thuê phù hợp.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm