Văn hóa

Bảy kỳ quan kiến trúc ít người biết đến

Trang web giải đáp Quora đã thống kê danh sách những kỳ quan kiến trúc tuyệt diệu của nhân loại nhưng được ít người biết đến.

 Cung điện quốc hội Roma

Đây có thể được coi là một toà nhà hành chính dân sự lớn nhất, đắt nhất và nặng nhất thế giới. Cung điện Bucharest thật sự là một kì quan chưa được biết tới. “Được xây dựng bởi nhà độc tài chống cộng sản Nicolae Ceausescu..., toà nhà lớn đến nỗi khó có thể chụp một bức ảnh với tỉ lệ thật của nó” - Một người sử dụng Quora Jann Hoke cho biết. Anh còn từng là một luật sư làm việc trong cung điện vào giữa những năm 1990.

 
Nơi đây có khoảng 3100 phòng với 330.000m2 (Theo Thinkstock)
 
Được xây dựng vào năm 1984, toà nhà tân cổ điển có 12 tiếu sử khác nhau (chưa kể 8 tiểu sử ngầm khác) và có 3100 phòng với diện tích 330.000m vuông. Dự án có kinh phí chưa từng thấy: 3,3 tỉ Euro, tiêu tốn khá nhiều tiền của người dân thành phố Bucharest. Để xây cung điện này, 1/5 trung tâm Bucharest đã được san phẳng, bao gồm những di tích lịch sử, hơn 30 nhà thờ và giáo đường Do Thái khác, chưa kể khoảng 30.000 căn nhà.
 
“Các thảm hoa văn trên đại sảnh, trải dài hàng trăm mét qua hành làng rộng, được dệt trong nhà ngay trong khi thi công”, Hoke nói. “Không thể dệt chúng ở bên ngoài rồi đưa vào trong vì kích cỡ quá lớn”.
 
Nhà thờ hồi giáo lớn của Djenne, Mali
 
Được xây dựng vào năm 1907, nhà thờ hồi giáo này là công trình kiến trúc bằng bùn lớn nhất thế giới, được xây dựng hoàn toàn bằng gạch phơi nắng, đất, cát và bùn vữa dựa trên thạch cao. Nó được coi là một trong những thành tựu lớn nhất của kiến trúc theo phong cách Sudano-Sahel và được coi như là một di sản thế giới Unessco năm 1988.
 
Nhà thờ hồi giáo vĩ đại của Djene, trong khu vực đồng bằng sông Niger ở miền trung Mali. (Francois Xavier Marit/Getty)
 
Ba toà tháp của nhà thờ Hồi giáo này được trang trí bằng các bó cọ, trông như những giàn giáo để sửa chữa hàng năm. Đây là một truyền thống đã trở thành lễ hội địa phương trong tháng Tư và tháng Năm.
 
“Những mùa hè ở Bắc Phi khiến bùn xuất hiện các vết nứt, làm nhà thờ xuống cấp theo thời gian” - Người dùng Quora có nick name Abishek Lamba cho biết - “Trước những cơn mưa theo mùa, người dân địa phương cùng nhau phủ lên toàn bộ toà nhà một lượng đất sét từ một cái ao cạn”.
 
Pháo đài Derawar, Pakistan
 
Một địa điểm phòng thủ rất hoàng tráng, bao gồm 40 pháo đài tuyệt đẹp của Derawar tạo thành một hình vuông nổi bật. Khi kết hợp chúng lại với nhau, những bức tường của pháo đài tạo thành một đường tròn rộng 1.500m và cao 30m.
 
Để đến được pháo đài Derawar, du khách phải thuê một hướng dẫn viên và một phương tiện bốn bánh, một ít lương thực để chuẩn bị cho chuyến đi dài ngày qua sa mạc Cholistan. (Nadeem Khawar/ Getty)
 
“Đây là một cấu trúc tuyệt hảo trong lòng sa mạc Cholistan” - Người dùng Quora có nick name Faisal Khan nói - “Nhiều người không biết về pháo đài Derawar. Thậm chí phần lớn người Pakistan cũng không biết về nó”.
 
Lý do là vì: Để đến được pháo đài, khách du lịch phải thuê một hướng dẫn và một chiếc xe bốn bánh để đi một chuyến đi dài ngày từ thành phố Bahawalpur, Pakistan thông qua sa mạc Cholistan vào pháo đài, phải được sự cho phép đặc biệt từ Tiểu vương xứ Ả Rập, hoặc lãnh đạo địa phương thì mới có quyền vào bên trong pháo đài vĩ đại này.
 
Chand Baori, Ấn Độ
 
Đây là một trong những điểm đến dễ bị bỏ qua nhất ở Ấn Độ. Chand Baori của Rajasthan là một dãy cầu thang ngoạn mục, sâu 13 tầng, có các bức tường lót với cầu thang đôi, đi xuống 30m dưới đáy giếng, nơi có một hồ nước xanh ngọc lục bảo đang chờ đợi.
 
Các bước đối xứng của Chand Baori tạo cảm giác như một mê cung. (Thinkstock)
 
Mê cung của những cầu thang đối xứng “xuất hiện để tạo thành một con đường không bao giờ kết thúc, sâu xuống lòng đất” - Người dùng Quora có nick name Yipul Yadav cho biết. Với 3.500 bước, Chand Baori là “một trong những mê cung sâu nhất và rộng nhất thế giới”.
 
Được cho xây dựng bởi vua Chanda trong triều đại Nikumbha vào những năm 800 và 900 sau công nguyên, Chand Baori được thiết kế độc đáo và thực tế. Do cấu trúc dưới giếng, càng xuống sâu ta càng cảm thấy độ lạnh tăng dần so với bề mặt khô cằn của Rajasthan.
 
Stari Most, Bosnia-Herzegovina
 
Nếu mỗi kiến trúc vĩ đại đều có một câu chuyện, thì Stari Most lại là kể về sự tái thiết của nó.
 
“Cái cầu cũ, hoặc Stari Most như dân bản địa vẫn hay gọi, được xây bằng 456 khối đá địa phương trong năm 1566 bởi kiến trúc sư Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, MiMar Hajrudin” - Một người dùng Quora có nickname Haris custo cho hay. “Đó là trung tâm của thành phố chúng ta trong 427 năm.”
 
Một thợ lặn thử thách can đảm bằng cách nhảy từ Stari Most xuống dòng sông Nereta ở dưới (Getty)
 
Cầu bướu hậu thuẫn nằm ở thành phố Mostar, nơi nó đi qua sông Neretva. Rộng 4m, dài 30m và cao 24m, nó là một trong những dấu hiệu nhận biết nhất của đất nước và là một trong những minh chứng tốt nhất của kiến trúc hồi giáo trong khu vực Balkan.
 
Nhưng trong những năm 1990, cây cầu đã bị phá huỷ bởi Bosnian Serb và đội quân Croat trong cuộc chiến tranh Bosnia. Sau chiến tranh, thành phố và cây cầu đều được xây dựng lại. “ Phải mất gần 10 năm để thực hiện ý tưởng đó, vào tháng bảy năm 2004, một cây cầu ‘mới’ được xây dựng lại” - Ông custo nói. 
 
Trong khi cây cầu đã thay đổi kể từ lần sửa chữa đó, một truyền thống lâu đời vẫn không đổi đó là người dân bản địa vẫn nhảy từ cầu xuống các vùng biển lạnh ở Neretva để thể hiện sự dũng cảm và kĩ năng của họ.
 
Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ
 
“Chúng tôi đã nghe đến Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng Ấn Độ cũng có Vạn Lý Trường Thành của riêng mình - đã bị lu mờ bởi nước láng giềng phương Đông” - Người dùng Quora có nick name Ayush Manu cho biết.
 
Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ, hay còn gọi là Kumbhalgarh, là bức tường dài thứ hai trên thế giới, sau Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Nằm ở Rajasthan, tường dày 4,5m, dài 36km và có bảy cánh cửa kiên cố.
 
Vạn Lý Trường Thành Ấn Độ, hay Kumbhalgarh, vẫn còn là một kho báu chưa được biết đến nhiều. (Thinkstock/ Frack Camhi)
 
Rana Kumbha, một người cai trị tại địa phương, được uỷ quyền trông coi các bức tường trong năm 1443 để bảo vệ pháo đài của mình, nằm ở trên một ngọn đồi.
 
“Truyền thuyết kể rằng, mặc dù đã rất nỗ lực, bức tường này vẫn không được hoàn thành” - Manu nói - “Cuối cùng nhà vua hỏi ý kiến một trong những cố vấn tinh thần của mình và tình nguyện hi sinh mạng sống của mình để những người khác được bảo vệ. Đến nay, cổng chính là nơi ngài ngã xuống và đầu của ngài được đưa đến một ngôi đền”.
 
Các bức tường được mở rộng vào thế kỷ 19 và bảo vệ hơn 360 ngôi chùa nằm trong đó, nó vẫn ẩn chứa một kho báu mà thế giới không hề biết tới.
Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah, Iran
 
Người dùng Quora có nick name Mona Khatam mô tả nhà thờ hồi giáo Sheikh Lotfollah là một kiệt tác kiến trúc của kiến trúc sư Inran Safavid.
 
Nằm trong quảng trường Naghsh-i Jahan ở thành phố Isfahan, nhà thờ hồi giáo được xây dựng vào giữa năm 1603 và 1619 dưới thời trị vì của Shah Abbas I. Nó được đặt tên theo bố vợ của người trị vì: Sheikh Lofolla, một học giả người Lebanon đáng tôn kính trong luật pháp cai trị của đạo Hồi.
 
Nhà thờ hồi giáo của Sheikh Lotfollah của Iran là kiệt tác hài hòa - Người dùng Quora có nick name Mona Khatam cho hay. (Thinkstock)
 
Các nhà thờ hồi giáo bất thường ở chỗ nó không có tháp hoặc sân trong. “Có lẽ bởi vì các nhà thờ hồi giáo không có ý định sử dụng công cộng, mà chỉ sử dụng như một nơi thờ phụng các phụ nữ trong hậu cung” - Khatam nói.
 
Như vậy, các phòng cầu nguyện phải đi qua một chặng đường dài, xoắn, với hành lang ngầm. Các trang trí trên các đền thờ cực kỳ tinh tế. 
 
“Những mái vòm sử dụng gạch một cách rộng rãi và màu sắc thay đổi theo ngày, từ kem sang hồng” - Khatam nói - “Bên trong thánh đường, bạn có thể ngạc nhiên trước những nét chạm trổ tinh xảo trên tường và trần nhà, hoa văn màu vàng cũng thật sống động. Các tia sáng lọt qua cửa sổ dạng lưới tạo nên một tương tác thay đổi giữa ánh sáng và bóng tối, rất phong phú”.

 

Minh Tuấn (dịch)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo