Văn hóa

Bí ẩn "đại lộ tử thần" giữa thung lũng

Thung lũng Teotihuacan nằm ở cao nguyên miền trung Mexico không chỉ nổi tiếng với Kim tự tháp Mặt Trời mà còn được biết tới với đại lộ tử thần.

Vào thế kỷ X, những người Aztec tới đây đầu tiên đã men theo con đường này để tới được thành phố cổ Teotihuacan không một bóng người. Những người Aztec cho rằng những công trình kiến trúc hai bên đường đều là mộ của các vị thần, do đó đã đặt tên cho con đường này là đại lộ tử thần.

Năm 1974, tại Đại hội người châu Mỹ quốc tế, một người đàn ông Mexico tên là DaytonHalisi tuyên bố đã tìm thấy đơn vị đo lường phù hợp với tất cả các công trình kiến trúc và các con đường tại thành phố Teotihuacan. Thông qua việc sử dụng máy tính để tính toán, đơn vị đo lường này tương đương 1.059 m. Ví dụ đền thờ thần rắn, Kim tự tháp Mặt Trăng và Kim tự tháp Mặt Trời có độ cao lần lượt là 21, 42, 63 "đơn vị" và theo tỷ lệ: 1:2:3.

Kim tự tháp Mặt Trời (Ảnh: Richard-seaman.com).

Khi tiến hành đo lương các di tích kim tự tháp và đền thờ hai bên đại lộ tử thần, Dayton Halisi đã phát hiện một bất ngờ thú vụ đó là khoảng cách giữa các công trình kiến trúc này biểu thị chính xác dữ liệu quỹ đạo hành tinh trong hệ mặt trời. Trong các đền thờ đổ nát xung quanh Kim tự tháp Mặt Trời, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời là 96 "đơn vị", Sao Kim là 72 "đơn vị", Sao Thủy là 36 "đơn vị", SaoHỏa là 144 "đơn vị".

Phía sau Kim tự tháp Mặt Trời là một con sông, cách đường trung trục của Kim tự tháp Mặt Trời khoảng 288 "đơn vị", đúng bằng khoảng cách giữa Sao Mộc với SaoHỏa. Cách đường trung trục 520 "đơn vị" là tàn tích của một ngôi đền vô danh, khoảng cách này tương đương với khoảng cách từ Sao Mộc tới Mặt Trời; cách 945 "đơn vị" là một ngôi đền khác cũng đã bị hư hỏng, bằng khoảng cách từ Mặt Trời tới Sao Thổ; cách 1.845 "đơn vị" là Kim tự tháp Mặt Trăng trung tâm, đúng bằng dữ liệu quỹ đạo Sao Thiên Vương. Nếu như tiếp tục kéo dài đại lộ tử thần sẽ tới hai di tích trên núi Cerro Gordo. Hai nơi này cách đường trung trực của Kim tự tháp Mặt Trời lần lượt là 2.880 và 3.780 "đơn vị", bằng khoảng cách quỹ đạo sao Diêm Vương và Sao Hải Vương.

Đại lộ tử thần rõ ràng được xây dựng dựa trên mô hình hệ Mặt Trời và các nhà thiết kế Teotihuacan đã hiểu rõ về các hành tinh trong hệ Mặt Trời cũng như dữ liệu quỹ đạo giữa các hành tinh với Mặt Trời. Tuy nhiên, cho tới năm 1781, các nhà khoa học mới phát hiện ra Sao Thiên Vương, năm 1845 phát hiện ra Sao Hải Vương và tới năm 1930 mới phát hiện ra Sao Diêm Vương. Và tới nay vẫn không ai hiểu được bàn tay vô hình nào đã chỉ đạo người dân ở Teotihuacan xây dựng nên những công trình kiến trúc trên.

Nên đọc
Theo Vietnamnet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo