Văn hóa

Bí mật khó tin ở "hòn đảo ma" hoang vắng của Nhật Bản

Nằm ở ngoài khơi Nagasaki, hòn đảo Hashima nổi tiếng của Nhật Bản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Lịch sử hòn đảo này gây chú ý với những câu chuyện khó quên khi từng bước trở thành địa điểm hoang vắng không có người sinh sống.

Hòn đảo Hashima nằm ở ngoài khơi Nagasaki từng là "thánh địa" khai thác than đá dưới đáy biển nổi tiếng của Nhật Bản.

Vào năm 1890, công ty Mitsubishi mua đảo Hashima với mục đích biến nơi đây thành mỏ khai thác than đá chất lượng cao dưới đáy biển. Vì vậy, hàng nghìn công nhân và gia đình đã ra hòn đảo này sống và làm việc.

Thời kỳ đỉnh điểm năm 1959, hòn đảo Hashima từng là nơi sinh sống của hơn 5.000 người. Do vậy, trường học, sân chơi, phòng gym, rạp chiếu phim, quán bar, nhà hàng, chùa, đền thờ... được xây dựng trên đảo phục vụ nhu cầu của người dân.

Đảo Hashima thiếu thứ duy nhất là nghĩa địa. Do vậy, những người không may qua đời trên hòn đảo này thường được chôn cất ngay trong các hầm lò đã khai thác hết than hoặc đem mai táng thẳng xuống biển.

Đến cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20, khai thác than đá không còn phát triển như xưa trong bối cảnh dầu mỏ có sự nhảy vọt. Vì vậy, đến đầu năm 1974, Mitsubishi tuyên bố đóng cửa hòn đảo Hashima.

Kể từ khi toàn bộ dân cư rời khỏi đảo Hashima, nơi đây bị bỏ hoang và dần bị quên lãng.

Đến năm 2001, Mitsubishi hiến tặng đảo Hashima cho thị trấn Takashima. Vào năm 2005, hòn đảo này chính thức thuộc về Nagasaki.

Về sau, chính quyền thành phố thực hiện khai thác du lịch tại đảo Hashima bằng cách tổ chức các chuyến du lịch lên thăm hòn đảo từng sầm uất một thời.

Vì vậy, một số khu vực, tòa nhà trên đảo được cải tạo để phục vụ hoạt động du lịch. Những tòa nhà cũ kỹ và không an toàn bị cấm vào.

Đến tháng 7/2015, UNESCO chính thức công nhận đảo Hashima là một di sản văn hóa thế giới.

Nên đọc
Theo Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo