"Bún mắng cháo chửi" ở Hà Nội sắp bị sờ gáy?
Những hàng quán bún mắng cháo chửi ở Hà Nội không phải hiếm. Đây cũng là kiểu kinh doanh không giống ai khi các thượng đế phải xếp hàng chờ mua đồ, tự phục vụ, không được hỏi nhiều… thậm chí có thể bị chủ quán mắng chửi té tát bằng những ngôn từ rất thiếu văn hóa.
Quán bún chửi ở chợ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) nổi tiếng vì bà chủ quán hay mắng, gắt gỏng với khách, thậm chí dùng những từ ngữ không tôn trọng để “nhắc nhở” khách. Bà chủ quán này trần tình, mình không muốn chửi khách nhưng chẳng hiểu sao bà không kiềm được miệng, mắng chửi người mua.
“Bún mắng, cháo chửi, ốc lắm điều” đang trở thành điểm xấu trong văn hóa ứng xử, kinh doanh. Cháo "quát" nằm ở phố Lý Quốc Sư cũng có tiếng là quát khách xơi xơi. Thậm chí, không ít người chuẩn bị sẵn tinh thần vào quán này, “lơ ngơ là ăn chửi”. Thậm chí, nếu có gọi suất không thịt hay ăn bát bé mà đi đông người… đưa ra yêu cầu là bị mắng chửi. Quán ốc đầu đường Hồ Đắc Di cũng được mệnh danh là “ốc lắm điều”, vì chủ cửa hàng cũng chẳng lịch sự hay tế nhị gì với các thượng đế.
Vị khách nào mà lỡ miệng thắc mắc liền bị bà chủ quán nhắc nhở, nếu trót ngồi lâu là bị đuổi thẳng cổ.
Những hàng quán này gây tò mò cho nhiều người về cách ứng xử chẳng giống ai với khách hàng, do vậy, không ít người tìm đến để chứng thực tin đồn. Đáng lo ngại là các quán ăn ở đất Hà thành đang rộ lên “phong trào” quảng bá thương hiệu hàng ăn bằng “văn hóa chửi”, gây ác cảm cho không ít du khách đến Hà Nội.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đưa khung hệ thống quy tắc ứng xử vào đời sống, khuyến khích những hành vi văn minh, lịch sự, đồng thời tạo ra những chế tài có thể xử phạt những hành vi thiếu văn hóa (như nói tục, chửi bậy) trong tương lai sẽ rất có thể sẽ tác động đến hình thức kinh doanh này. Không ít người đặt câu hỏi, bún mắng, cháo chửi ở Hà Nội có thể bị xóa bỏ?
Trước khi có khung hệ thống quy tắc ứng xử, nhiều hoạt động nhằm "khai tử" những hàng quán thiếu văn minh cũng từng được Hà Nội thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Như website "địa chỉ Hà Nội" với những thông tin về hàng quán, đồ ăn "ngon, bổ, rẻ" và quan trọng nhất là tiêu chí lịch sự trong ứng xử của chủ quán và những người phục vụ đối với các thượng đế. Nhiều ý kiến cho rằng những hoạt động này khiến cho các kiểu kinh doanh theo lối "văn hóa chửi", vốn bị coi là thảm họa ứng xử dần bị liệt vào danh sách "đen", có thể loại bỏ dần trong cuộc sống.
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ về việc xử lý vấn nạn nói tục, T.S Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) cho biết: "Theo tôi nghĩ, chúng ta vẫn cần có những quy định cụ thể nơi công cộng, trong nhà trường, cơ quan, thậm chí có thể đề ra chế tài với các mức độ xử lý cụ thể. Nhưng điều nên làm hơn cả là tác động đến nhận thức của giới trẻ. Các trường, thậm chí các cơ quan truyền thông, nên tổ chức các diễn đàn để giới trẻ thẳng thắn bộc lộ quan điểm về việc này...".
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, văn bản của UBND TP Hà Nội về việc đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội khó đi vào đời sống, mặc dù mong muốn từ văn bản đó rất tốt.
"Vì nếu muốn thực hiện được văn bản không mang tính bắt buộc thì phải có điều kiện kèm theo và người thực hiện các quy định ấy như thế nào. Đối với người nói tục, nói bậy thì cơ chế phạt thế nào, hay phê bình như thế nào, hay sẽ thông báo cho gia đình, nhà trường thế nào...".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lộ clip nghi hiện trường vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt vài ngón chân, hành động của nam ca sĩ gây tranh cãi
Chồng Thu Phương hé lộ việc vợ chồng Bích Tuyền chuẩn bị khởi kiện ngược Đàm Vĩnh Hưng
Thông tin bất ngờ vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt vài ngón chân, thực hư chuyện hai bên lên kịch bản lấy bảo hiểm
Thông tin nóng vụ Đàm Vĩnh Hưng hát ở nước ngoài dù đang bị cấm diễn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL lên tiếng
Kể chuyện hoa Đà Lạt bằng thời trang
Netizen xôn xao khi biết tình trạng hôn nhân thực sự ở hiện tại của Kim Lý và Hồ Ngọc Hà