Cách bày chí bàn thờ tổ tiên độc đáo của người Lô Lô ở Hà Giang
Bàn thờ của người Lô Lô ở Hà Giang rất đặc biệt. Trên bàn thờ, họ cài hoặc cắm những hình nhân bằng gỗ. Mỗi hình nhân như vậy là biểu trưng cho một người đã khuất. Theo phong tục của người Lô Lô, khi gia đình có người chết, người con trưởng trong nhà sẽ lập bàn thờ tổ tiên và rước hồn lên bàn thờ, lập “hình nhân” (tức là hình người nhỏ bằng tre, hoặc gỗ) để thờ cúng. Người Lô Lô cho rằng, tổ tiên là những người thuộc các thế hệ trước, đã sinh ra mình và chia thành hai hệ: tổ tiên gần - tức các ông tổ 3 đến 4 đời và tổ tiên xa - là những ông tổ từ đời thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi.
Các gia đình Lô Lô thường lập bàn thờ tổ tiên ở sát vách của gian giữa, đối diện cửa chính, có những hình nhân bằng gỗ, được cắm hoặc cài ở vách phía trên bàn thờ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Người ta làm một cái tượng gỗ, kẹp ở mo cau để trên bàn thờ. Nếu như ta vào nhà đó mà thấy nhà đó từng cặp một, từng đôi một, tức là biểu hiện của đôi vợ chồng, người ta bắt đầu từ phải sang trái, đây là thế hệ từng cặp một. Mười cặp là 10 đời, ông kia là ông tổ hơn, ông ấy già hơn ông tổ của các tổ bên này. Người ta thờ như thế là thờ hình tượng, thờ cúng tổ tiên. Lập tức người mất là người ta làm cái tượng luôn. Nếu ta nhìn thấy một cái cặp mo cau có 3 người thì ông ấy có hai vợ, nếu như 4 người, 4 tượng là ông có 4 bà vợ…
Tuy nhiên, không phải người nào chết đi cũng được đưa lên bàn thờ như vậy, chỉ khi nào làm được ma khô, bài vị của người chết mới được đưa lên bàn thờ: Cúng gà, làm ma khô xong mới được cho lên bàn thờ ở đây. Chưa hết ma khô là chưa được lên ở đây, chưa được thờ ở đây.
Mỗi cách chết, mỗi hoàn cảnh của người nằm xuống đều có những hình thức thờ khác nhau. Những người không có con cái, hoặc không có con trai sẽ không được đặt bài vị lên bàn thờ mà sẽ để lên trên nóc cửa chính ra vào. Người Lô Lô cho rằng: Không có con trai thì anh không thể lên mâm trên được. Bởi vì bổn phận của anh là anh không tròn trách nhiệm, anh không duy trì được dòng họ này. Không truyền đời, nối tiếp được thế hệ này. Chính vì thế anh không để lên bàn thờ.
Những người có con cái, có cháu chắt, sẽ được làm hình nhân, kẹp vào mo cau dán trên tường có bàn thờ ngay ngắn. Và người Lô Lô gọi đó là giường ma, là nơi ở, nơi trú ngụ của các thế hệ tổ tiên, trông nom tất cả mọi việc trong gia đình. Người Lô Lô tin rằng, tổ tiên ở đó, ăn, ngủ và hằng ngày quan sát từng đường đi nước bước của mọi người trong gia đình.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Lô Lô mang ý nghĩa nhân văn và giáo dục sâu sắc: Nó giáo dục trong dòng họ, nghiêm cấm làm điều gì bất nhân, ứng xử với bố mẹ thất lời, nặng nhẹ thì người ta nghĩ về tổ tiên sẽ của phạt. Ai làm điều xấu, phi đạo đức sẽ bị tổ tiên trừng phạt, không ốm đau thì làm ăn cũng không như ý muốn. Từ những ý niệm về tổ tiên một cách tôn nghiêm như vậy nên người Lô Lô luôn luôn phải giữ mình bằng cách không được làm điều xấu, hành xử nhân hòa và có lối sống luôn hướng thiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật phía sau số tiền tỷ phú Mỹ yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng bồi thường, mục đích thật sự được vén màn
Đàm Vĩnh Hưng vội vã rút đơn kiện tỷ phú Mỹ vì không muốn bị công khai ‘bí mật đặc biệt’ này?
Đàm Vĩnh Hưng có động thái bất ngờ giữa lúc bị vợ chồng Bích Tuyền công khai tin nhắn ‘xin tiền’
Gia đình hiếm hoi bậc nhất điện ảnh Việt: 3 NSND, 1 NSƯT, danh tiếng lẫy lừng
Thương Tín phải chấp nhận những điều này khi bệnh tật
Lý Nhã Kỳ: Kiêu sa, lộng lẫy trong đêm Giáng sinh