Doanh nghiệp - Doanh nhân

Cao bồi chăn bò Úc

Chuyện làm cao bồi xứ người thấy trên ti vi mà bắt ham, thế nên khi nghe có nghề cao bồi chăn bò Úc ở ngay trên đất của các vị vua Đinh, vua Lê (Ninh Bình) tôi vội khoác ba lô lên đường
Súc quyền là trên hết Một buổi sáng đầu đông, bóng núi Yên Phú đổ dài, tím biếc. Tiếng rầm rập của hàng trăm cặp chân khổng lồ cùng nện xuống nền sân trị nghe rõ mồn một. Hai cao bồi (người chăn bò) Đinh Văn Thư và Bùi Văn Hùng như lọt thỏm trong một biển đầu, ngực, mông, chân của những chú bò khổng lồ. Trong tay họ, chiếc que nhựa một đầu gắn túm tua rua như cái phất trần phẩy phẩy liên tiếp nhưng đám gia súc cứ chực lồng lên. Mồ hôi ướt sẫm cả áo quần mà giọng họ vẫn nghe như… hát, vừa nhỏ nhẹ, vừa dỗ dành bò như dỗ người yêu. Ở đây, tối kị chuyện dùng gậy gộc, roi vọt. Ở đây, vắng bóng luôn chiếc dây thừng quen thuộc vốn hay dùng để xỏ mũi trâu bò. Ở đây, cấm ngặt chuyện mắng chửi hay nói to, nói sẵng với gia súc. Đám cao bồi chỉ được phép dùng dây cước, que nhựa hua hua như đuổi vịt chứ không được chạm mạnh vào thân thể con vật. Cây phất trần để đuổi bò Những nội quy đó là bài học nằm lòng cho những người chăn bò. Bò Úc vốn rất hiền lành nhưng khi bị đánh sẽ hiện nguyên hình là một con vật hoang dã. Tuy không có sừng nhọn như bò tót nhưng những cú húc hay đá có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người chăn bởi khối lượng cơ thể xấp xỉ nửa tấn của chúng. Một con đã thế, cả trăm con cùng lồng lên thì hậu quả sẽ thảm khốc như thế nào? Bởi thế đêm hôm ra thăm bò nhưng đám cao bồi phải rón ra, rón rén để chúng không giật mình, thức giấc. Bên kia đại dương, quê hương của chúng, bò được nuôi thả hoang dã không bao giờ có buộc thừng nên khi sổng ra ngoài chỉ còn nước thuê người bắn súng gây mê mới mong bắt nổi. Không chỉ sợ nguy hiểm cho người chăn mà chuyện đánh mắng bò xét trên cơ sở khoa học sẽ gây ức chế cho con vật, khiến cơ thể nó tiết ra các chất không có lợi làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt sau này… Ông Phạm Xuân Mong, Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Giống bò thịt, sữa Yên Phú, thông tin với tôi rằng đơn vị mình mới chỉ nhập bò về từ đầu năm 2014 nhưng đã chuyển được khoảng 1 vạn con về, hiện trong hai khu chuồng có 3.000 con đang vỗ béo. Một góc của trại Vốn là một đơn vị quốc doanh lừng danh của Bộ NN-PTNT mang tên Nông trường Phùng Thượng nằm trên đất Nho Quan (Ninh Bình) nên Yên Phú sở hữu một diện tích bao la xấp xỉ 2.000 ha với ba bản làng trực thuộc. Tuy nhiên, diện tích đó chỉ nhỏ tựa cái móng tay so với một trang trại bò bên Úc. Ông Mong bảo đối tác của mình là một trang trại rộng 5 triệu ha, nuôi tới 50.000 còn bò mà chỉ có hai vợ chồng già cùng hai người con quản lý tất tật. Sở dĩ bốn người có thể trông nom được số bò lớn đến nhường ấy vì họ chăn theo cách không chăn, nghĩa là thả hoang dã. Khu đất rộng bằng mấy tỉnh của Việt Nam ấy phần đa là hoang mạc, bò thường chỉ tụ tập ở những chỗ có bóng cây, có nguồn nước. Chúng tự do hít khí trời, thở sương đêm, gặm cỏ ngọt, sinh sôi thành đàn, thành lũ. Đất bao la nên chủ trại muốn đi thăm phải cưỡi máy bay và gần như không bao giờ biết chính xác được số lượng bò mà mình đang sở hữu. Từ Úc bò được tuyển chọn, dồn lên tàu rồi lênh đênh trên biển 15-20 ngày mới cập cảng Hải Phòng. Từ Hải Phòng bò được chuyển bằng đường bộ về Ninh Bình. Thủa đầu chưa quen với việc lùa bò nên phải có các cao bồi Úc kèm cặp, hướng dẫn. Nhìn hai chuyên gia mắt xanh, mũi lõ, vận quần tây, giầy bóng lộn, người sực nức nước hoa nhưng lùa cả đàn bò 50-70 con lên xe một nhoáng là xong chỉ còn nước phục lăn, phục lóc. Các cao bồi đất Việt muốn hành nghề phải được tập huấn rồi thực hành, thi cử đàng hoàng. Sau màn đó, mỗi người sẽ được giao nhiệm vụ quản lý 100 con bò. Tại Yên Phú có khoảng 40 cao bồi đang hành nghề như vậy. Người chăn lọt thỏm trong đàn bò Tôi lặng ngắm đàn bò đông đúc cả vài ngàn con ậm ò trong những khu chuồng lớn. Phần lớn công việc đã có máy móc trợ giúp. Thức ăn sau khi được thái trộn sẽ xả vào từng máng. Bò Úc nổi tiếng là phàm ăn, mỗi ngày một con ngốn đến trên 30 kg các loại gồm thân ngô, cỏ, rỉ mật, cám bã. Thử tượng tưởng 3.000 con bò ở đây mỗi ngày sẽ tiêu tốn 90.000 kg thức ăn và thải ra khoảng 15-17.000kg phân mới thấy khủng khiếp thế nào! Cả một thảo nguyên cỏ biếc, cả một núi đồi phân tươi. Bởi thế, cứ hai ba ngày một lần các cao bồi lại phải đuổi bò dồn về một góc để cho chiếc xe ủi như một con bọ hung khổng lồ ù ì vào dọn chuồng, ủi phân thành một đống rồi hót đi. Xe ủi để dọn phân Với giá bán bò Úc dao động khoảng 200-300.000 đồng/kg tùy từng loại thịt, với chất lượng thịt đậm và mềm hơn hẳn thịt bò ta, xem ra con bò Úc đang húc vào mạng sườn của bò nội. Phân được cào thường xuyên còn nước tiểu thì chảy xuống hệ thống biogas ngầm bên dưới nên vào trại bò cả ngàn con không mùi bằng đến cửa một chuồng bò nuôi vài con của hộ nông dân cá thể. Thông thường bò sẽ được nuôi vỗ béo trong vài tháng mới đem ra giết mổ. Cái chết nhân đạo Súc quyền không chỉ thể hiện ở công đoạn chăm sóc bò mà ngay cả khi đem ra giết mổ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình cái chết nhân đạo. Gia súc được lùa vào khu vực giết mổ nhưng cấm dùng roi, gậy, nước dội vào hay nắm đuôi để kéo hoặc bắt chúng đi. Mọi la mắng đều là hành vi vi phạm. Để cho con vật không cảm thấy đau đớn trước khi chết, ngày xưa người ta thường chích điện rồi mới mổ bò nhưng về sau thấy cách làm này sẽ bị đông máu, giảm chất lượng thịt nên thay thế bằng súng hơi. Tuy gọi là súng nhưng chẳng hề có đạn. Một luồng khí phụt ra với áp suất cực lớn “phốc” một tiếng như pháo nổ khô khốc là đủ để khoan một lỗ sâu chừng 5 cm vào huyệt não con bò. Chiếc súng hơi để bắn Vị trí bắn đó chỉ nhỏ bằng cỡ quả trứng gà trên đầu con bò. Cái chết đến ngay tắp lự mà con vật không hề ý thức được nên không có cảm giác đau đớn. Khối thịt khổng lồ sụp xuống giá đỡ còn nóng hôi hổi sẽ được vạch mắt, kiểm tra đồng tử. Đồng tử giãn trắng thì người ta mới chọc tiết còn nếu chẳng may vẫn còn biểu hiện của sự sống thì sẽ được ban cho một phát súng ân huệ nữa bằng loại vũ khí cầm tay. Đó là trên lý thuyết chứ thực tế thì đối với những tay súng chuyên nghiệp như Nguyễn Văn Cương cơ hội cho phát súng ân huệ gần như không có. Anh có thể bắn chuẩn xác đến 100% lỗ huyệt bé tí tẹo đó. Sau đó, cả con bò sẽ bị treo lên để cắt chân, lột da, moi lòng, cưa ức rồi cho vào nhà mát 6-7 độ C trong 7-8 giờ cho thịt săn lại mới đem ra pha lọc, đóng gói, hút chân không. Một người trong lò mổ cứ xuýt xoa với tôi mà rằng: “Mổ cả trăm, cả ngàn con bò mà tuyệt nhiên không thể tìm thấy một con giun hay con sán nào trong ruột chúng”… Mọi công đoạn giết mổ này sẽ được Chính phủ Úc giám sát chặt chẽ nên không phải hễ xỉa tiền ra mua mà được. Đối tác phải có chuồng trại chuẩn, quy trình nuôi, quy trình chăm sóc, hệ thống giết mổ kiểu Úc đi kèm mới nhận được cái gật đầu. Chuyện bán bò ra ngoài hệ thống giết mổ đã được cấp phép bị cấm đoàn nghiêm ngặt. ... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/cao-boi-chan-bo-uc-post136474.html | NongNghiep.vn

 

Súc quyền là trên hết



Một buổi sáng đầu đông, bóng núi Yên Phú đổ dài, tím biếc. Tiếng rầm rập của hàng trăm cặp chân khổng lồ cùng nện xuống nền sân trị nghe rõ mồn một.

Hai cao bồi (người chăn bò) Đinh Văn Thư và Bùi Văn Hùng như lọt thỏm trong một biển đầu, ngực, mông, chân của những chú bò khổng lồ.

Trong tay họ, chiếc que nhựa một đầu gắn túm tua rua như cái phất trần phẩy phẩy liên tiếp nhưng đám gia súc cứ chực lồng lên. Mồ hôi ướt sẫm cả áo quần mà giọng họ vẫn nghe như… hát, vừa nhỏ nhẹ, vừa dỗ dành bò như dỗ người yêu. Ở đây, tối kị chuyện dùng gậy gộc, roi vọt. Ở đây, vắng bóng luôn chiếc dây thừng quen thuộc vốn hay dùng để xỏ mũi trâu bò.

Ở đây, cấm ngặt chuyện mắng chửi hay nói to, nói sẵng với gia súc. Đám cao bồi chỉ được phép dùng dây cước, que nhựa hua hua như đuổi vịt chứ không được chạm mạnh vào thân thể con vật.

Những nội quy đó là bài học nằm lòng cho những người chăn bò. Bò Úc vốn rất hiền lành nhưng khi bị đánh sẽ hiện nguyên hình là một con vật hoang dã. Tuy không có sừng nhọn như bò tót nhưng những cú húc hay đá có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người chăn bởi khối lượng cơ thể xấp xỉ nửa tấn của chúng.

Một con đã thế, cả trăm con cùng lồng lên thì hậu quả sẽ thảm khốc như thế nào? Bởi thế đêm hôm ra thăm bò nhưng đám cao bồi phải rón ra, rón rén để chúng không giật mình, thức giấc.

Bên kia đại dương, quê hương của chúng, bò được nuôi thả hoang dã không bao giờ có buộc thừng nên khi sổng ra ngoài chỉ còn nước thuê người bắn súng gây mê mới mong bắt nổi.

Không chỉ sợ nguy hiểm cho người chăn mà chuyện đánh mắng bò xét trên cơ sở khoa học sẽ gây ức chế cho con vật, khiến cơ thể nó tiết ra các chất không có lợi làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt sau này…

Ông Phạm Xuân Mong, Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Giống bò thịt, sữa Yên Phú, thông tin với tôi rằng đơn vị mình mới chỉ nhập bò về từ đầu năm 2014 nhưng đã chuyển được khoảng 1 vạn con về, hiện trong hai khu chuồng có 3.000 con đang vỗ béo. 

Vốn là một đơn vị quốc doanh lừng danh của Bộ NN-PTNT mang tên Nông trường Phùng Thượng nằm trên đất Nho Quan (Ninh Bình) nên Yên Phú sở hữu một diện tích bao la xấp xỉ 2.000 ha với ba bản làng trực thuộc.

Tuy nhiên, diện tích đó chỉ nhỏ tựa cái móng tay so với một trang trại bò bên Úc. Ông Mong bảo đối tác của mình là một trang trại rộng 5 triệu ha, nuôi tới 50.000 còn bò mà chỉ có hai vợ chồng già cùng hai người con quản lý tất tật.

Sở dĩ bốn người có thể trông nom được số bò lớn đến nhường ấy vì họ chăn theo cách không chăn, nghĩa là thả hoang dã. Khu đất rộng bằng mấy tỉnh của Việt Nam ấy phần đa là hoang mạc, bò thường chỉ tụ tập ở những chỗ có bóng cây, có nguồn nước.

Chúng tự do hít khí trời, thở sương đêm, gặm cỏ ngọt, sinh sôi thành đàn, thành lũ. Đất bao la nên chủ trại muốn đi thăm phải cưỡi máy bay và gần như không bao giờ biết chính xác được số lượng bò mà mình đang sở hữu.

Từ Úc bò được tuyển chọn, dồn lên tàu rồi lênh đênh trên biển 15-20 ngày mới cập cảng Hải Phòng. Từ Hải Phòng bò được chuyển bằng đường bộ về Ninh Bình.

Thủa đầu chưa quen với việc lùa bò nên phải có các cao bồi Úc kèm cặp, hướng dẫn. Nhìn hai chuyên gia mắt xanh, mũi lõ, vận quần tây, giầy bóng lộn, người sực nức nước hoa nhưng lùa cả đàn bò 50-70 con lên xe một nhoáng là xong chỉ còn nước phục lăn, phục lóc.

Các cao bồi đất Việt muốn hành nghề phải được tập huấn rồi thực hành, thi cử đàng hoàng. Sau màn đó, mỗi người sẽ được giao nhiệm vụ quản lý 100 con bò. Tại Yên Phú có khoảng 40 cao bồi đang hành nghề như vậy.

Tôi lặng ngắm đàn bò đông đúc cả vài ngàn con ậm ò trong những khu chuồng lớn. Phần lớn công việc đã có máy móc trợ giúp. Thức ăn sau khi được thái trộn sẽ xả vào từng máng.

Bò Úc nổi tiếng là phàm ăn, mỗi ngày một con ngốn đến trên 30 kg các loại gồm thân ngô, cỏ, rỉ mật, cám bã. Thử tượng tưởng 3.000 con bò ở đây mỗi ngày sẽ tiêu tốn 90.000 kg thức ăn và thải ra khoảng 15-17.000kg phân mới thấy khủng khiếp thế nào! Cả một thảo nguyên cỏ biếc, cả một núi đồi phân tươi.

Bởi thế, cứ hai ba ngày một lần các cao bồi lại phải đuổi bò dồn về một góc để cho chiếc xe ủi như một con bọ hung khổng lồ ù ì vào dọn chuồng, ủi phân thành một đống rồi hót đi. Xe ủi để dọn phân Với giá bán bò Úc dao động khoảng 200-300.000 đồng/kg tùy từng loại thịt, với chất lượng thịt đậm và mềm hơn hẳn thịt bò ta, xem ra con bò Úc đang húc vào mạng sườn của bò nội.

Phân được cào thường xuyên còn nước tiểu thì chảy xuống hệ thống biogas ngầm bên dưới nên vào trại bò cả ngàn con không mùi bằng đến cửa một chuồng bò nuôi vài con của hộ nông dân cá thể. Thông thường bò sẽ được nuôi vỗ béo trong vài tháng mới đem ra giết mổ.


Cái chết nhân đạo


Súc quyền không chỉ thể hiện ở công đoạn chăm sóc bò mà ngay cả khi đem ra giết mổ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình cái chết nhân đạo.

Gia súc được lùa vào khu vực giết mổ nhưng cấm dùng roi, gậy, nước dội vào hay nắm đuôi để kéo hoặc bắt chúng đi. Mọi la mắng đều là hành vi vi phạm. Để cho con vật không cảm thấy đau đớn trước khi chết, ngày xưa người ta thường chích điện rồi mới mổ bò nhưng về sau thấy cách làm này sẽ bị đông máu, giảm chất lượng thịt nên thay thế bằng súng hơi.

Tuy gọi là súng nhưng chẳng hề có đạn. Một luồng khí phụt ra với áp suất cực lớn “phốc” một tiếng như pháo nổ khô khốc là đủ để khoan một lỗ sâu chừng 5 cm vào huyệt não con bò.

Cây phất trần để nuôi bò



Vị trí bắn đó chỉ nhỏ bằng cỡ quả trứng gà trên đầu con bò. Cái chết đến ngay tắp lự mà con vật không hề ý thức được nên không có cảm giác đau đớn.

Khối thịt khổng lồ sụp xuống giá đỡ còn nóng hôi hổi sẽ được vạch mắt, kiểm tra đồng tử. Đồng tử giãn trắng thì người ta mới chọc tiết còn nếu chẳng may vẫn còn biểu hiện của sự sống thì sẽ được ban cho một phát súng ân huệ nữa bằng loại vũ khí cầm tay.

Đó là trên lý thuyết chứ thực tế thì đối với những tay súng chuyên nghiệp như Nguyễn Văn Cương cơ hội cho phát súng ân huệ gần như không có. Anh có thể bắn chuẩn xác đến 100% lỗ huyệt bé tí tẹo đó.

Sau đó, cả con bò sẽ bị treo lên để cắt chân, lột da, moi lòng, cưa ức rồi cho vào nhà mát 6-7 độ C trong 7-8 giờ cho thịt săn lại mới đem ra pha lọc, đóng gói, hút chân không. Một người trong lò mổ cứ xuýt xoa với tôi mà rằng: “Mổ cả trăm, cả ngàn con bò mà tuyệt nhiên không thể tìm thấy một con giun hay con sán nào trong ruột chúng”…

Mọi công đoạn giết mổ này sẽ được Chính phủ Úc giám sát chặt chẽ nên không phải hễ xỉa tiền ra mua mà được. Đối tác phải có chuồng trại chuẩn, quy trình nuôi, quy trình chăm sóc, hệ thống giết mổ kiểu Úc đi kèm mới nhận được cái gật đầu. Chuyện bán bò ra ngoài hệ thống giết mổ đã được cấp phép bị cấm đoàn nghiêm ngặt.

 

nongnghiep.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo