Doanh nghiệp - Doanh nhân

Chân dung ông chủ của hãng HIS, người làm thay đổi cả nền du lịch Nhật Bản

Nhờ dành tiền đi du lịch khắp nơi mà Sawada nhận ra rằng cách làm du lịch ở Nhật Bản thời kỳ đó chưa tốt và ông quyết tâm thay đổi điều này.

Trước đây khá lâu, khách du lịch Nhật Bản chỉ có 2 lựa chọn nếu muốn đi du lịch nước ngoài đó là: Tham gia một tour ghép hoặc ở nhà. Nếu không có Hideo Sawada thì điều này có lẽ không bao giờ thay đổi được!

Nhà sáng lập kiêm CEO của HIS – một trong những công ty du lịch lớn nhất Nhật Bản đã góp phần thay đổi ngành công nghiệp du lịch vốn cổ hủ với vé máy bay quá đắt đỏ và hành trình không linh hoạt của Nhật Bản. Bản thân là người thích ngao du, Sawada lấy cảm hứng từ chính những chuyến du lịch đầu tiên của ông – với một lần thậm chí suýt chết – để đặt câu hỏi về tương lai của mình và quyết định chấp nhận rủi ro, lao vào con đường kinh doanh. 

Sinh năm 1951 tại Osaka, Sawada lớn lên và chứng kiến cảnh cha mình làm việc từ sáng tới tối để điều hành xưởng mứt kẹo của gia đình. Nhiều khi ông thấy cảnh cha phải tranh cãi với khách hàng về giá, đôi khi số tiền chỉ khoảng 1 yen.

Dù Sawada hiểu rằng cha phải làm như vậy để nuôi sống gia đình nhưng ông tin đó không phải là con đường mình sẽ chọn. "Khi còn là một đứa trẻ, tôi cứ nghĩ mình không bao giờ làm kinh doanh".

Sawada tốt nghiệp trường cấp 3 vào năm 1969 – thời gian khá bất ổn tại Nhật Bản. Ông biết không muốn tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình hoặc theo con đường sự nghiệp truyền thống. Ông cũng chưa sẵn sàng đưa ra bất kỳ quyết định nào về tương lai sự nghiệp của mình và cần phải nhìn ngắm thế giới trước.

Lông bông du lịch khắp mọi nơi trong lúc bạn bè đi học, đi làm, người đàn ông này sau đó trở thành ông chủ hãng du lịch lớn bậc nhất Nhật Bản - Ảnh 1.

Chính vì vậy, trong khi những người bạn của ông thi vào đại học hoặc làm công việc làm công ăn lương, Sawada lại chọn con đường hoàn toàn khác biệt. Trong 4 năm, ông làm hàng loạt công việc khác nhau, thậm chí cuối cùng tiết kiệm đủ tiền để theo học tại Đại học Johanes Gutenberg ở Tây Đức.

Thời kỳ đó, với những thành tựu về công nghệ và tự động hóa, Tây Đức rất giàu có và thịnh vượng. Và trong con mắt một người Nhật Bản như Sawada, được học ở một trường đại học gần Frankfurt - trung tâm giao thông lớn là điều hết sức tuyệt vời. 

Trong suốt 4 năm đại học, Sawada dành thời gian thăm thú hơn 50 quốc gia. Ông kiếm tiền đi du lịch từ các khách du lịch Nhật Bản tới châu Âu. Họ thuê ông giới thiệu về các nhà hàng ngon rẻ và mua vé xem các chương trình.

"Tôi cũng tiến hành thỏa thuận với các quản lý khách sạn. Họ dẫn khách đến với tôi và đổi lại tôi trả cho họ 10% tiền tôi nhận được. Tôi kiếm được 2 triệu yen (tương đương 18.000 USD theo tỷ giá thời đó) sau vài tháng bận rộn".

Số tiền này tiếp tục được Sawada dùng để đi du lịch tới nhiều quốc gia khác nữa.

"Tôi rất ngạc nhiên về sự khác biệt văn hóa ở các quốc gia". Ông thậm chí còn ngạc nhiên giữa sự khác biệt của 2 quốc gia hàng xóm là Pháp và Đức.

Những trải nghiệm khác nhau ở những quốc gia này khiến Sawada có cái nhìn mới mẻ, rộng hơn về tương lai.

"Khi đứng ở giữa đảo bạn chẳng thấy có thứ gì xung quanh và không biết mình nên đi về đâu. Tương tự như vậy nếu chỉ ở trong 1 quốc gia duy nhất, bạn chẳng thể nào nhìn thấy dòng chảy lịch sử", Sawada nói. 

Thời kỳ ấy trong mắt Sawada, Nhật Bản hoàn toàn khác biệt. Như ở châu Âu, ông thấy những ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn do áp lực lãi suất tăng của những ngân hàng lớn có quy mô. Ở Nhật Bản, Bộ Tài Chính thường kiểm soát ngành ngân hàng, đảm bảo rằng tất cả các ngân hàng có lãi suất giống nhau. Điều này cũng đúng với vé máy bay. Nếu như ở châu Âu thì giá vé rất khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu, còn ở Nhật Bản thì luôn đồng giá.

Điều này đã khiến ông nhận ra một sự thật: Cách làm du lịch ở Nhật Bản như hiện giờ chưa phải là tốt nhất. 

Mỗi lần đi du lịch, tôi thường có 3 yêu cầu: Cảnh đẹp, sáng tạo và thái độ thờ ơ. Thái độ đó nảy sinh trong trải nghiệm suýt chết.

Sawada – khi ấy mới hơn 20 tuổi là tại Myanmar đang trên đường về nhà thì bỗng cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Ban đầu ông tưởng do mình bị đói nhưng thức ăn không khiến tình trạng tốt hơn. Thế rồi ông gần như đổ sụp và không thể di chuyển được. 

Cuối cùng ông phải tới bệnh viện. Cả tuần sau ông dành thời gian nằm trên giường và nghĩ về việc cuộc sống thật vô thường. Nhìn từ cửa phòng khách sạn, Sawada nhận ra rằng ông không muốn chết trong tiếc nuối. "Nếu tôi có cơ hội và thất bại, điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra là tôi mất tiền hoặc chịu sự nhạo báng. Nhưng tôi không chết nếu thất bại".

Ông vùng khỏi giường, tìm cách ra sân bay và bay tới Thái Lan. "Đó là trải ngiệm khiến tôi trở nên không sợ hãi bất kỳ thứ gì cả. Không gì đáng sợ khi so sánh với cái chết".

Trong năm 1980, ông đưa ra quyết định quan trọng là thành lập nên HIS.

Công ty du lịch của Sawada không giống như bất kỳ công ty Nhật Bản nào trước đó nhờ mô hình kinh doanh tiên phong khi mua vé máy bay rẻ theo nhóm và sau đó bán lại cho các cá nhân. Điều này giúp người du lịch Nhật Bản tự do hơn để chọn lựa hành trình ở mức giá phải chăng.

Ngoài thành lập công ty du lịch, Sawada cũng thành lập hãng hàng không giá rẻ đầu tiên Nhật Bản là Skymark Airlines. Hãng này bắt đầu bay vào năm 1998 và đã trở thành một thương hiệu lớn trên thị trường. 

Lông bông du lịch khắp mọi nơi trong lúc bạn bè đi học, đi làm, người đàn ông này sau đó trở thành ông chủ hãng du lịch lớn bậc nhất Nhật Bản - Ảnh 2.

Hơn 1 thập kỷ sau đó, ông tiếp tục mua lại Huis Ten Bosch – một công viên chủ đề tại Nagasaki vào năm 2010. Công viên này đã thua lỗ trong suốt 18 năm đầu hoạt động nhưng Nawada đã chỉ mất nửa năm để khiến nó có lãi.

Sawada cũng mang đến sự sáng tạo với ngành công nghiệp khách sạn thông qua Henn-na Hotel – nơi robot được sử dụng để kiểm tra hành khách và làm một vài nhiệm vụ khác. Những khách sạn với nhân viên robot này thú hút sự chú ý trên khắp Nhật Bản.

Hiện nay, sau gần 40 năm kinh doanh trong ngành, Sawada lên kế hoạch nghỉ ngơi và đi du lịch một mình quanh thế giới.

"Tôi sẽ du lịch một mình trong tâm thái tự do, đi tới bất kỳ đâu mà tôi muốn, trong khoảng nửa năm. Tôi sẽ nhường sự quản lý công ty cho những người trẻ hơn. Công ty có thể phát triển hoặc thất bại. Lần gần đây nhất tôi nghỉ ngơi kiểu này cách đây 10 năm, công ty đã rơi vào tình trạng khó khăn. Nếu như vậy tôi sẽ quay lại lãnh đạo công ty. 

Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo