Văn hóa

Chen chân xem lễ rước “ông lợn” ở La Phù

Lễ hội La Phù (xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài từ ngày 7 đến 15 tháng giêng hằng năm. Điểm thú vị nhất trong lễ hội phải kể tới lễ rước “ông lợn” lên đình tế lễ vào ngày 13 tháng giêng, tưởng nhớ công ơn Tam Lang Đại Vương, lạc tướng dưới thời vua Hùng thứ 18 đã có công đánh tan quân giặc Thục giữ yên bờ cõi. Lễ rước lợn La Phù là nét văn hóa truyền thống độc đáo trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây.
  • <p> Theo lệ làng, ngày 13 tháng giêng hằng năm, mỗi xóm sẽ mổ 1 con lợn dâng tế. Chọn nuôi lợn tế thường được lựa chọn từ năm trước, với tiêu chuẩn khắt khe. Lợn phải được nuôi nấng, chăm sóc trong môi trường sạch sẽ, ăn đồ sạch và tắm rửa hàng ngày. Sáng ngày 13, lợn tế được đưa tới nhà quan đám, tức gia đình đăng cai tổ chức rước lợn cho một xóm để cả xóm cùng chuẩn bị.Quy trình mổ lợn được tiến hành tỉ mỉ. Công phu nhất là bóc lá mỡ. Người thợ phải làm khéo léo để giữ nguyên lá mỡ làm áo choàng phủ lên mình lợn tế.</p>
  • <p>Tới 6 giờ tối, các xóm bắt đầu rước lợn tế lên đình. Đi trước lợn tế là ban thờ với đầy đủ lễ vật xôi, oản, chè, hoa tươi và đỉnh hương trầm nghi ngút khói.</p>
  • <p> Các "ông lợn" của mỗi xóm đều được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt.</p>
  • <p> Người dân trong các xóm đều háo hức theo sau đoàn rước lên đình chuẩn bị lễ tế.</p>
  • <p> Không chỉ có người dân ở La Phù mà còn có rất đông các du khách thập phương cũng tới tham dự lễ rước độc đáo này.</p>
  • <p> Mỗi xóm đều có một đoàn văn nghệ đi trước biểu diễn. Có xóm thì biểu diễn trống, có xóm thì múa lân, múa rồng, có xóm thì hát chầu văn...</p>
  • <p>Có tất cả 17 kiệu rước lợn. Các kiệu sẽ nối nhau thành 1 đoàn dài trên đường làng tiến về phía đình La Phù. </p>
  • <p> Đúng 9 giờ tối, đình làng La Phù sẽ nhận lễ vật của các xóm để chuẩn bị lễ tế dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức và các cụ cao tuổi.</p>
  • <p> Lần lượt 17 "ông lợn" ở các xóm tại La Phù được đưa vào đình để dâng tế.</p>
  • <p> Mỗi "ông lợn" thường nặng hơn 2 tạ nên việc đưa vào đình gặp nhiều khó khăn, phải huy động nhiều thanh niên khỏe mạnh trong các xóm vào việc này.</p>
  • <p> Sau khi tất cả lễ vật của các xóm được đưa vào đình. Đúng 12 giờ đêm, các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế cho tới 1-2 giờ sáng hôm sau.</p>
  • <p>Sau lễ tế, các "ông lợn" được các xóm mang về chờ sang ngày hôm sau phát lộc cho các gia đình trong xóm.</p>
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo