Nền tảng trợ lý ảo Viettel Cyberbot hỗ trợ doanh nghiệp chăm sóc khách hàng
Lập tổng đài tự động đa ngôn ngữ hỗ trợ người nước ngoài tiếp cận dịch vụ y tế / Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn mới
Tính năng nổi bật trong xử lý ngôn ngữ Tiếng Việt
Nền tảng Viettel Cyberbot hỗ trợ các doanh nghiệp tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng trên nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt theo 2 dạng: tương tác với khách hàng bằng tin nhắn (Chatbot) hoặc bằng giọng nói (Callbot).
Tính đổi mới khác biệt của Viettel Cyberbot là kết hợp được các công nghệ xử lý giọng nói với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt cùng một lúc.
Viettel Cyberbot ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể hiểu được nội dung mà khách hàng muốn truyền tải trong quá trình giao tiếp và tự động cải tiến hệ thống liên tục từ chính những tình huống thực tế. Viettel Cyberbot cũng được đánh giá cao về khả năng xử lý ngôn ngữ, giúp giọng nói của Callbot đạt tới mức độ tự nhiên giống đến 95% giọng người thật.
Một số tính năng nổi bật của Viettel Cyberbot hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề của hệ thống tổng đài tự động như: Tương tác trực tiếp và ngay lập tức với từng khách hàng (tư vấn, bán hàng và chăm sóc khách hàng tự động 24/7); Tiếp cận khách hàng đa dạng trên các kênh: thoại viễn thông, website, mạng xã hội, ứng dụng mobile...; Khả năng mở rộng quy mô theo nhu cầu (nâng cấp nhanh chóng tài nguyên để đáp ứng lên đến hàng triệu khách hàng qua hạ tầng điện toán đám mây (Cloud Service); Kiến trúc mở tích hợp nhanh chóng với các hệ thống nội bộ của doanh nghiệp (CRM, ERP, CMS một cách dễ dàng thông qua các API mở); Phân tích chuyên sâu, nhận diện cảm xúc khách hàng trong quá trình tương tác; Bảo mật qua nhiều lớp và được cập nhật thường xuyên...
Theo đại diện Trung tâm không gian mạng Viettel, tính đổi mới khác biệt của Viettel Cyberbot là kết hợp được các công nghệ xử lý giọng nói với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt cùng một lúc. Trong mỗi cuộc gọi giao tiếp với người dùng, hệ thống có thể xử lý đồng thời việc nhận dạng lời nói, phỏng đoán ý định của khách hàng, xử lý thông tin và trả lời khách hàng, tạo lên một giải pháp hoàn thiện có tính ứng dụng và linh hoạt cao.Viettel Cyberbot giúp các doanh nghiệp tối ưu được tới 40% nguồn lực chăm sóc khách hàng. Trong tương lai, Viettel Cyberbot sẽ được phát triển thành nền tảng Trợ lý ảo tiếng Việt toàn diện, có thể đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp, triển khai hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng độc lập mà không cần có tổng đài nội bộ.
Được biết, Viettel Telecom đã triển khai Viettel Cyberbot trong chiến dịch cảnh báo hạn mức, chặn cắt viễn thông. Hàng tháng Viettel Telecom có trung bình 650 nghìn thuê bao phải cảnh báo hạn mức, tương đương 7,8 triệu thuê bao/năm và công ty đã sử dụng giải pháp nhắn tin SMS để gửi cảnh báo đến khách hàng. Sau 4 tháng triển khai Cyberbot, số lượng cuộc gọi thành công đạt tới 95.000, giảm tỷ lệ chặn cước 50% so với khi chưa áp dụng, tiết kiệm chi phí nhân công đạt 67 triệu đồng /tháng, tương đương 800 triệu đồng/năm; Giảm số lượng cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ call-in phàn nàn từ khách hàng.
Phát triển nền tảng “Make in Vietnam” để đẩy nhanh chuyển đổi số
Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749 đã xác định rõ 3 trụ cột chính gồm Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chương trình xác định các doanh nghiệp công nghệ là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy và thực thi chuyển đổi số; các nền tảng số là công cụ, phương tiện giúp đẩy nhanh chuyển đổi số.
Nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ nền tảng của cách mạng 4.0, đại diện Cục Tin học hóa đánh giá cao việc Viettel đã tập trung nghiên cứu, phát triển các giải pháp ứng dụng công nghệ mới này, trong đó có Viettel Cyberbot. Ông cũng đưa ra một số gợi ý nhằm ứng dụng giải pháp này hiệu quả nhất như gọi tự động đến từng người dân tại vùng dịch Covid-19, hỏi xem họ có từng đến các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm hay không; hỗ trợ tư vấn tự động các thông tin y tế, chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dân…
Theo thống kê của Cục Tin học hóa, thời gian qua, để thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực, Bộ TT&TT đã tổ chức 16 sự kiện để giới thiệu và công bố bảo trợ gần 30 nền tảng số “Make in Vietnam”.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với các nhóm chỉ số cơ bản định lượng cho từng giai đoạn đến năm 2025, đến năm 2030 về dịch vụ công trực tuyến, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, cơ sở dữ liệu quốc gia, xếp hạng về Chính phủ điện tử, chỉ số cạnh tranh, chỉ số đổi mới sáng tạo, hạ tầng viễn thông, an toàn, an ninh mạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo