Đà Nẵng: Quy mô và tăng trưởng kinh tế tiếp tục được mở rộng
Đà Nẵng: Không thành lập đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà tư nhân làm được / Đà Nẵng: Ưu tiên phát triển điện mặt trời áp mái tại các công sở, nhà máy, siêu thị, khách sạn
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết), chiều ngày 13/3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, phát triển kinh tế- xã hội của thành phố đạt được một số kết quả quan trọng.
Kinh tế của Đà Nẵng có bước phát triển. Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, tăng trưởng kinh tế được duy trì. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện với năng suất lao động cao hơn bình quân cả nước và cao nhất trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ (đạt 211,8 triệu đồng/lao động).
Mức độ tập trung kinh tế ngày càng cao, gấp 3,4 lần so cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại với tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm gần 90% trong tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn. Một số ngành, lĩnh vực có bước phát triển khá, nhất là thương mại, dịch vụ, du lịch biển.
Đặc biệt, không gian và tiềm năng kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng từng bước được khai thác và phát huy hiệu quả. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Đô thị phát triển theo mô hình đô thị nén hiện đại với tỷ lệ đô thị hoá đạt 87,45%, cao nhất cả nước.
Tính đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng đã thực hiện thành công mô hình chính quyền đô thị. Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã phát huy được tính ưu việt. Qua đó, thành phố mạnh dạn đề xuất với Trung ương xem xét cho Đà Nẵng áp dụng chính thức mô hình chính quyền đô thị trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo