Chính sách

Trên 90% doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

DNVN - Kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn trong năm tới, gần 93% doanh nghiệp (DN) Đức cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, 46% DN có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động trong năm tới.

Xây dựng "chỉ số xanh" cấp tỉnh cần gắn với tăng trưởng / Thuế dịch vụ số và thương mại điện tử: Tim giải phát chống thất thu

Kết quả khảo sát đánh giá niềm tin DN Đức tại Việt Nam do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam vừa công bố cho thấy, DN Đức đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam khi tình hình chính trị ổn định, nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật và các nhóm ngành khác như vận tải và logistics.
Theo đó, gần 93% DN Đức cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, hơn 64% DN kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn trong 12 tháng tới và 46% DN có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động trong năm tới.

DN Đức đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
DN Đức cho rằng, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài nhờ tham gia các Hiệp định Thương mại tự do. Cụ thể, hơn 73% DN Đức tin rằng, việc triển khai EVFTA làm tăng khả năng cạnh tranh của họ tại Việt Nam.
Các DN Đức thường xuyên tận dụng Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tuy nhiên, các DN Đức vẫn muốn Việt Nam cần tăng cường hơn nữa năng lực, công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo các DN này, nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng vận hành máy móc hiện đại, thành thạo kỹ năng vận hành sản xuất sẽ giúp Việt Nam thu hút tốt hơn đầu tư từ Đức và các quốc gia khác. Để thu hút dòng vốn từ các DN Đức, Việt Nam cũng cần tăng cường đối thoại với cộng đồng DN, từ đó có các chính sách phù hợp, tăng tính hấp dẫn môi trường đầu tư.
Theo Bộ KH-ĐT, tính đến tháng 5/2022, Việt Nam thu hút được 422 dự án đầu tư của DN Đức còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 2,31 tỷ USD, đứng thứ 18/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Thu An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm