"Siêu hacker" Hiếu PC chia sẻ cách để không bị lừa đảo trên Zalo, Facebook, TikTok
Lý do "siêu hacker" Hiếu PC khuyên người dùng từ bỏ Facebook Messenger? / "Siêu hacker" Hiếu PC chia sẻ 7 bí kíp bảo mật điện thoại cực hiệu quả
Thiếu kỹ năng về bảo mật thông tin khi hoạt động trực tuyến
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, nhiều tỉnh, thành đang giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Người dân được khuyến cáo ở nhà và chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, vì vậy rất nhiều người đã chuyển mọi hoạt động của mình lên môi trường mạng từ mua bán hàng online, tìm kiếm thông tin về nhu yếu phẩm thiết yếu, thông tin liên quan đến khám chữa bệnh qua Internet và cả nhu cầu chia sẻ thông tin, giải trí qua mạng xã hội… Các hoạt động như giáo dục trực tuyến, làm việc từ xa trở thành bắt buộc trong đại dịch.
Khi người dùng chuyển dịch sang hoạt động nhiều trên môi trường Internet, những kiến thức, kỹ năng liên quan tới việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Theo các chuyên gia, những cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến gần đây đều sử dụng kỹ thuật cũ nhưng lợi dụng các nội dung, thông tin theo cách mới làm cho người dân mất cảnh giác và dễ dàng mắc bẫy.
Trong bài đăng của mình, “siêu hacker” Hiếu PC (tên thật là Ngô Minh Hiếu) cũng chỉ rõ việc nhiều người đang quan tâm rất nhiều đến những thông tin liên quan đến COVID-19, luôn nhận được rất nhiều thông tin, cập nhật về đại dịch và thường ít chú ý khi click vào truy cập những thông tin này. Đây chính là điểm yếu mà các đối tượng lợi dụng để thực hiện tấn công mạng.
Trong bài đăng của mình, “siêu hacker” Hiếu PC đề nghị người dùng nâng cao tầm nhận thức an toàn thông tin khi tham gia hoạt động trực tuyến.
Những kẻ tấn công có thể phát tán mã độc mã hóa dữ liệu (ransomware), email lừa đảo và các phần mềm độc hại, tận dụng từ khóa liên quan đến COVID-19 để lừa người dùng nhấp vào liên kết độc hại,... Rất nhiều phương thức tấn công có thể được sử dụng, và khi thành công hacker có thể xâm nhập vào email, máy tính của người dùng, đánh cắp thông tin có giá trị.
Ngoài ra, không ít người là nạn nhân của trò lừa đảo lập tài khoản Zalo/Facebook giả mạo và vay tiền của người quen. Khi có được danh sách số điện thoại trong danh bạ của người dùng, các đối tượng lấy ảnh đại diện, ảnh bìa của Zalo/Facebook của người dùng để tạo một tài khoản Zalo/Facebook có tên/hiển thị thông tin y hệt như người bị lợi dụng tín nhiệm. Sau đó, kẻ lừa đảo kết bạn hàng loạt các số điện thoại trong danh bạ và gửi tin nhắn mồi, đợi phản hồi từ mục tiêu và “nhập vai” hỏi vay tiền. Lý do thường là cần gấp để test COVID-19, đưa người thân là F0 vào viện điều trị, đưa người nhà đi cấp cứu… rồi gửi số tài khoản với tên chủ tài khoản trùng khít. Nhiều người chủ quan tin thật vì ảnh trên Zalo/Facebook là ảnh đại diện của người quen, tên tài khoản đúng họ tên nên chuyển khoản từ 2-10 triệu đồng. Khi bị phát hiện, các đối tượng block ngay lập tức và đổi tên tài khoản.
Tự bảo vệ tài khoản mạng xã hội theo hướng dẫn của Hiếu PC
Trước những vấn nạn trên, việc trang bị kiến thức, kỹ năng để đảm bảo an toàn thông tin là không thể thiếu cho các hoạt động trực tuyến. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã xây dựng: "Cẩm nang Bảo đảm An toàn thông tin trong đại dịch Covid-19" nhằm mục đích hướng dẫn một số kỹ năng, thao tác cơ bản giúp người dùng Internet có thể tự bảo vệ mình khi kết nối trực tuyến. Những thông tin hữu ích này đã được Ngô Minh Hiếu chia sẻ chi tiết và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng mạng.
Những thông tin hữu ích này đã được Ngô Minh Hiếu chia sẻ chi tiết và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng mạng.
Các ứng dụng mạng xã hội đang được chú ý nhiều nhất hiện nay là Facebook, TikTok, Zalo... NCSC cũng chỉ rõ ra những điều người dùng tuyệt đối nên làm để bảo vệ thông tin và tài khoản của mình.
TikTok:
- Ngăn TikTok lưu thông tin đăng nhập
- Kiểm tra ai đang sử dụng tài khoản của bạn
- Kiểm tra đăng nhập bất thường
- Cài đặt chế độ riêng tư
Facebook:
- Xoá lịch sử hoạt động
- Ẩn vị trí người dùng
- Bật xác thực 2 yếu tố.
- Giới hạn đối tượng cho các bài đăng
- Cảnh giác với nút Like và Share
- Ngăn thông tin tài khoản hiển thị trên các công cụ tìm kiếm
- Loại bỏ các ứng dụng theo dõi khỏi Facbook.
Zalo:
- Tạo mã pin bảo mật
- Thiết lập quyền riêng tư
- Tắt thông báo đã xem tin nhắn
- Xoá vị trí trên ứng dụng
- Thiếp lập quyền xem khi đăng nhật ký
Với những bước bảo mật tài khoản như trên, người dùng đã hạn chế rất nhiều khả năng bị mất thông tin và mạo danh lừa đảo trên môi trường mạng, có thể giải trí an toàn trong thời gian giãn cách.
Trước đó, Hiếu PC cũng khuyến cáo người dùng nên từ bỏ nền tảng nhắn tin hàng đầu Messenger, đang cực kỳ phổ biến tại Việt Nam. Nguyên do vì Facebook đang trì hoãn tung ra bản cập nhật quan trọng, thêm tính năng mã hoá dữ liệu cho Messenger. Để tránh rủi ro liên quan đến bảo mật dữ liệu cá nhân, Hiếu PC khuyên mọi người chuyển sang các ứng dụng nhắn tin có mã hóa đầu cuối như Whatsapp, Telegram, Viber, Signal.
End of content
Không có tin nào tiếp theo