Thành lập Ban điều hành triển khai Đề án Đào tạo và phát triển nhân lực ATTT giai đoạn 2021-2025
Hậu Covid-19: Các doanh nghiệp có xu hướng tìm nhân lực có khả năng làm việc từ xa / Mục tiêu đến 2030: Phát triển 100.000 DN công nghệ số và 1,5 triệu nhân lực công nghệ số
Theo đó, Ban điều hành triển khai Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Ban điều hành Đề án 21) sẽ do Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng làm Trưởng ban, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT) làm Phó Trưởng ban. Ngoài ra, Ban điều hành còn có 21 thành viên và thành viên thường trực thuộc nhiều cơ quan chức năng khác nhau.
Ban điều hành có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, điều phối việc tổ chức triển khai Đề án theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 6/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ; được sử dụng con dấu của Bộ TT&TT để thực hiện nhiệm vụ. Quy chế hoạt động của Ban điều hành do Trưởng ban quyết định, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên cũng do Trưởng ban phân công.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) thực hiện chức năng cơ quan thường trực của Ban điều hành, có nhiệm vụ giúp việc, tổ chức các hoạt động của Ban và triển khai những hoạt động chung của Đề án.
Kinh phí hoạt động của Ban điều hành Đề án 21 do Ngân sách Nhà nước cấp và theo chế độ tài chính hiện hành. Các thành viên Ban điều hành và thành viên Cơ quan thường trực làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký là 10/8/2021.
Mục tiêu tổng quát của Đề án 21 là đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức Nhà nước; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập huấn về ATTT khi có đề nghị từ các cơ quan, tổ chức này; xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia ATTT để bảo vệ những hệ thống thông tin của Đảng và Nhà nước.
Mục tiêu tổng quát của Đề án 21 là đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức Nhà nước. (Ảnh minh họa: Internet)
Cụ thể: Đề án sẽ tổ chức 6.000 lượt đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng ATTT của người dùng cho các công chức, viên chức và người lao động có sử dụng thiết bị công nghệ thông tin khi làm việc của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của Nhà nước; Lựa chọn, tổ chức đào tạo 200 chuyên gia ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước; Đưa 150 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về ATTT ở nước ngoài, trong đó có tối thiểu 70 Tiến sĩ; đào tạo 5.000 Thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân ATTT…
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chính của Đề án là đào tạo ngắn hạn về ATTT theo hình thức tập trung, trực tuyến hoặc kết hợp giữa tập trung và trực tuyến về ATTT cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập huấn về ATTT khi có đề nghị từ các cơ quan, tổ chức này.
Nội dung đào tạo bao gồm: quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng ATTT cho đội ngũ lãnh đạo; cập nhật, nâng cao kỹ năng, kỹ thuật ATTT cho đội ngũ nhân lực kỹ thuật làm về ATTT và CNTT theo chuẩn khung chương trình, yêu cầu kỹ năng ATTT do Bộ TT&TT ban hành, các chương trình đào tạo theo chứng chỉ quốc tế và thi lấy chứng chỉ quốc tế; kiến thức, kỹ năng ATTT của người dùng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có sử dụng thiết bị CNTT…
End of content
Không có tin nào tiếp theo