Blockchain - Chìa khóa giúp doanh nghiệp bứt phá trong “bình thường mới”
Mẹo sử dụng MacBook hữu ích ít ai biết / Thêm hình ảnh Samsung Galaxy Note 20+, thiết kế mới, cụm camera to
Với những ưu điểm vượt trội của nền tảng blockchain như an toàn, minh bạch, xuyên suốt, liền mạch, chi phí đầu tư và vận hành hợp lí, nền tảng akaChain có thể là sự lựa chọn của doanh nghiệp để thay đổi, ưu việt bộ máy vận hành và tạo nên bứt phá trong trạng thái bình thường mới.
Đây là nền tảng công nghệ Blockchain do FPT Software phát triển sử dụng công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh (Smart Contract) để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cá nhân thực hiện kinh doanh theo cách hiệu quả nhất.
Nền tảng tiếp cận hàng chục triệu hộ tiêu dùng
Một trong những câu chuyện thành công trong ứng dụng nền akaChain là Masan với bài toán xây dựng hệ thống khách hàng thân thiết (Loyalty & Reward Network) cho hàng chục triệu hộ tiêu dùng.
Năm 2019, Masan đã quyết định thay đổi cách kinh doanh truyền thống để bước ra ngoài tiếp cận trực tiếp với người đi chợ mỗi ngày đó là phát triển một nền tảng kinh doanh bán lẻ mới - Blue dựa trên công nghệ blockchain - akaChain của FPT.
Một trong những yêu cầu quan trọng của nền tảng Blue là lưu trữ các giao dịch liên quan trực tiếp đến người dùng mọi lúc, mọi nơi và tại mọi thời điểm, đồng thời mang lại sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng.
Với tính an toàn, minh bạch, xuyên suốt, chi phí đầu tư và vận hành hợp lí, akaChain đã tạo nên một mạng lưới kết nối trực tiếp, liền mạch giữa Masan và hàng chục triệu hộ tiêu dùng cuối. Blue giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận ưu đãi, tích lũy điểm thưởng và quy đổi thành những phần thưởng giá trị. Từ góc độ doanh nghiệp, Blue giúp Masan quản lý điểm thưởng một cách rõ ràng, minh bạch các chương trình tích, đổi điểm thưởng và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Ông Trần Hoàng Giang - Giám đốc akaChain thuộc FPT Software - cho biết: "Dữ liệu của khách hàng cập nhật vào sổ cái bằng công nghệ blockchain là khe cửa hẹp để các doanh nghiệp khai thác các giải pháp O2O (online-to-offline), kết hợp giữa phương thức bán lẻ truyền thống và trực tuyến dựa trên công nghệ số giúp gia tăng trải nghiệm cho khách hàng".
Ông Trần Hoàng Giang - Giám đốc akaChain
Chìa khóa giúp doanh nghiệp bứt phá trong giai đoạn "bình thường mới"
Chăm sóc khách hàng thân thiết chỉ là một trong những lợi ích mà nền tảng công nghệ blockchain - akaChain có thể giúp doanh nghiệp tối ưu gắn kết với khách hàng để bứt phá trong trong bình thường mới.
Đối với thị trường tài chính, akaChain có thể giúp các doanh nghiệp tự động hóa quá trình định danh khác hàng, hiểu khách hàng rõ hơn dựa trên phương thức định danh khách hàng điện tử - eKYC (Electronics Know your Customer). Với eKYC, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn theo hướng One-Stop Shopping (truy cập một nơi và đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch tài chính) trong bối cảnh tốc độ và tính tiện lợi đang là nhu cầu hàng đầu của khách hàng, đặc biệt trong trạng thái bình thường mới.
Cùng eKYC, phương pháp chấm điểm tín dụng (credit scoring) cũng là giải pháp giúp đánh giá, giảm nợ xấu cho các khối ngành bán lẻ, ngân hàng, dịch vụ tài chính… Chấm điểm tín dụng dựa trên nền tảng blockchain sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau, không chỉ dựa vào dữ liệu của CIC (Credit Information Center - Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam). Nguồn dữ liệu này sẽ giúp nhà phân phối đánh giá, có cái nhìn đa chiều với dữ liệu tín dụng của khách hàng. Đại diện một công ty bán lẻ, phân phối sản phẩm công nghệ hàng đầu Việt Nam cho biết, credit scoring của akaChain giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của công ty từ 14% xuống 7%. Đây được xem là chìa khoá để giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh tài chính, giảm thiểu rủi ro và tạo động lực cho những hoạt động tăng trưởng chiến lược trong trạng thái bình thường mới.
Một ứng dụng khác mà akaChain có thể triển khai giúp các doanh nghiệp đảm bảo được tính liên tục của chuỗi cung ứng đó là truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Với công nghệ blockchain, thông tin được lưu trữ ngang hàng và đồng bộ trên toàn bộ hệ thống dữ liệu phân tán, nhờ đó tại bất kỳ thời điểm nào người dùng cũng có thể truy xuất toàn bộ chuỗi cung ứng với thông tin đầy đủ. Nhờ đó, toàn bộ quy trình được hiển thị trên hệ thống, khách hàng và nhà bán lẻ đều có thể theo dõi hàng hóa ở từng mắt xích trong một chuỗi cung ứng.
Ví dụ một siêu thị sử dụng hệ thống blockchain có thể cho người mua biết món salad đóng gói đã được thực hiện ở đâu. Ngoài ra, công nghệ cũng cung cấp cho người tiêu dùng thông tin cụ thể về nguồn gốc từng loại nguyên liệu để làm nên món salad đó. Việc này có thể giúp thắt chặt mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và khách hàng cũng như giảm thiểu nguy cơ hàng kém chất lượng, hoặc hàng giả với những ngành hàng dược hay đồ xa xỉ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo