Chuyển đổi số

Ai có thể bị khóa SIM sau ngày 31/3?

Sau ngày 31/3, một số thuê bao không chính chủ vẫn có thể hoạt động. Việc khóa SIM chỉ ảnh hưởng những thuê bao có thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ảnh chi tiết Oppo Find X6 Pro: Chống nước, chip Snapdragon 8 Gen 2, RAM 16 GB, giá cao nhất 23,94 triệu đồng / Cận cảnh Oppo Pad 2: Cấu hình ‘khủng’, pin 9.510 mAh, sạc 67W, giá hơn 10 triệu

Trước ngày 16/3, nhiều người dùng điện thoại sẽ nhận được thông báo từ các nhà mạng yêu cầu kiểm tra và cập nhật lại thông tin thuê bao. Các thuê bao nhận được thông báo đồng nghĩa với việc thông tin trên thuê bao không đúng quy định, hoặc chưa trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nhà mạng sẽ nhắn tin 5 lần, trong vòng 5 ngày liên tiếp. Sau khi nhận được thông báo, người dùng có 15 ngày để cập nhật thông tin trước khi bị khóa liên lạc một chiều.
Sau ngày 31/3, các thuê bao có thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa liên lạc một chiều. Ảnh: Phúc Thịnh.

Sau ngày 31/3, các thuê bao có thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa liên lạc một chiều. Ảnh: Phúc Thịnh.


“Mục tiêu là ngày 31/3, các thuê bao đang hoạt động đều có thông tin đúng quy định và trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, đại diện phòng Phát triển hạ tầng, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết tại cuộc họp ngày 13/3 về quản lý thông tin thuê bao di động.
Một thuê bao được coi là có thông tin đúng quy định, hợp lệ nếu thông tin đáp ứng các yêu cầu của Cục Viễn thông đưa ra, dựa trên hướng dẫn của Bộ Công an về các trường thông tin trên chứng minh nhân dân 9 số hay 12 số, cơ quan này giải thích.
Trao đổi với Zing, nguồn tin tại một nhà mạng xác nhận những người dùng SIM không chính chủ, nhưng thông tin thuê bao vẫn trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, vẫn được tính là thông tin hợp lệ và sẽ không phải cập nhật lại trong đợt rà soát này. Đây có thể là các trường hợp mua hộ, đăng ký hộ hoặc mua SIM đăng ký sẵn, nguồn tin cho biết.
Sau khi nhận thông báo yêu cầu cập nhật thông tin, người dùng có thể cập nhật qua trang web, ứng dụng của nhà mạng hoặc đến trực tiếp đại lý. Số thuê bao ước tính đang có thông tin không trùng khớp của mỗi nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone vào khoảng hơn 1 triệu đối với mỗi nhà mạng.
Đại diện VNPT cho biết không tới 20% người dùng sử dụng các phương tiện chuẩn hóa thông tin thuê bao qua mạng, do đó nhà mạng phải bố trí nhiều nhân lực làm việc trực tiếp hơn để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin. “Chúng tôi khuyến nghị người dùng sử dụng các công cụ chuẩn hóa tự động nhiều hơn”, đại diện nhà mạng này cho biết.
“Với số lượng thuê bao chưa trùng khớp không lớn, trải dài 63 tỉnh thành, và có nhiều phương tiện chuẩn hóa thông tin khác nhau, sẽ khó xảy ra tình trạng nghẽn như lần đầu tiên chuẩn hóa thông tin thuê bao, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào tần suất thời điểm khách hàng đến các đại lý”, đại diện Viettel nhận định.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm