Kinh tế số

Thanh toán di động tăng hơn 120%

DNVN - Tháng 4/2021 giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng và 31,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng và 123,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, giao dịch qua kênh QR tăng tương ứng 95,7% về số lượng và 181,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Các nhà đầu tư liên tục bán ròng, Bitcoin đã qua thời kỳ hoàng kim? / Nhà mạng đồng loạt nhắn tin vận động người dân cả nước mua vải Bắc Giang

Ngày 14/6/2021, tại TP.Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Vụ Thanh Toán (NHNN), Vụ Truyền thông (NHNN), Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) công bố chương trình Ngày không tiền mặt 2021.

Tiếp nối thành công từ hai năm 2019 và 2020, chương trình "Ngày không tiền mặt năm 2021" sẽ được tổ chức với sự đồng hành của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, Fintech, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, thương mại… Chương trình được thực hiện với nhiều hoạt động đổi mới, tập trung hướng đến đối tượng là giới trẻ như sinh viên, người tiêu dùng phổ thông, công nhân, người thu nhập trung bình, thấp.

Chuỗi sự kiện của Ngày không tiền mặt năm 2021 tiếp tục góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Đề án của Chính phủ (Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2016-2020. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công). Đồng thời triển khai Quyết định số 810/QĐ-NHNN của NHNN ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 song hoạt động TTKDTM tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Tính đến cuối tháng 4/2021 có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động, toàn thị trường hiện có khoảng hơn 271 nghìn POS và hơn 19 nghìn ATM.

giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng và 123,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; giao dịch qua kênh QR tăng tương ứng 95,7% về số lượng và 181,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng và 123,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; giao dịch qua kênh QR tăng tương ứng 95,7% về số lượng và 181,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Tính đến cuối tháng 4/2021 giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng và 31,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng và 123,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; giao dịch qua kênh QR tăng tương ứng 95,7% về số lượng và 181,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh hiện nay, việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện đang là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, truyền thông giáo dục tài chính đóng một vai trò quan trọng, phối hợp đồng bộ với các trụ cột khác như xây dựng hành lang pháp lý, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính, phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính, ứng dụng công nghệ số…

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), để thúc đẩy TTKDTM, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM trong nền kinh tế, như: Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh toán. Trong đó, tập trung hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định mới về TTKDTM và tổ chức triển khai; xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; Trình Thủ tướng ban hành Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025 và phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu tại Đề án; Phối hợp các Bộ, ngành liên quan triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money).

Triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục chỉ đạo nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, mở rộng phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) tại Việt Nam theo hướng mở rộng sản phẩm dịch vụ và mở rộng kết nối các ngân hàng, trung gian thanh toán các đơn vị cung cấp dịch vụ. Hỗ trợ chuyển đổi số trong ngành ngân hàng nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, bảo mật, tiện ích, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong kỷ nguyên số; Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng; đồng thời đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng.

Nhật Xuân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm