Chuyển đổi số

Nhà bán lẻ ứng dụng công nghệ số để giảm rủi ro

DNVN - Các nhà bán lẻ đang chịu áp lực từ việc bán hàng đa kênh, đặc biệt về quản lý đổi trả hàng trực tuyến và giảm thất thoát do trộm cắp, lừa đảo và các yếu tố khác.

Theo Nghiên cứu thường niên về mua sắm toàn cầu lần thứ 16 vừa được Zebra Technologies Corporation công bố, trên toàn cầu, 8 trong số 10 nhà bán lẻ đồng ý rằng giảm thiểu gian lận/thất thoát là một thách thức đáng kể (82%) và doanh nghiệp của họ rất cần khả năng dự báo nhu cầu (86%).

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD), các ý kiến trên có tỷ lệ tương ứng là 74% và 89%. Theo Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ (NRF), năm 2022, các nhà bán lẻ đã mất 112 tỷ USD do thất thoát, tăng từ gần 94 tỷ USD vào năm 2021. Nghiên cứu của Zebra cho thấy 36% các nhà bán lẻ toàn cầu (40% ở CA-TBD) tin rằng khả năng phân tích thất thoát chính xác hơn có thể giúp tăng lợi nhuận.

Nhiều nhà bán lẻ dự kiến sẽ triển khai phân tích ngăn ngừa tổn thất (49% trên toàn cầu, 55% ở CA-TBD) và lập kế hoạch và dự báo nhu cầu (54% trên toàn cầu, 61% ở CA-TBD) vào năm 2026.

Mặc dù mua sắm đa kênh tạo ra khó khăn thách thức cho các nhà bán lẻ, hầu hết người mua mong muốn có nhiều lựa chọn khi mua sắm. Gần 9 trong số 10 người mua sắm toàn cầu và khu vực CA-TBD ủng hộ kết hợp giữa mua sắm trực tuyến và mua sắm tại cửa hàng, trong khi 75% người mua sắm toàn cầu và 72% người mua tại CA-TBD lựa chọn mua sắm trực tuyến với các nhà bán lẻ trực tuyến có cửa hàng ngoại mạng.

Hơn một nửa số nhà bán lẻ có kế hoạch triển khai máy kiểm kho cầm tay, máy quét mã vạch...

Khi mua sắm đa kênh tiếp tục phát triển, lượng hàng hóa đổi trả cũng tăng theo. Khoảng 7 trong số 10 nhà bán lẻ toàn cầu và CA-TBD cho biết đang chịu áp lực ngày càng gia tăng trong việc cải thiện hiệu quả và chi phí quản lý các đơn hàng, đổi trả hàng và quy trình thực hiện đơn hàng trực tuyến. 6 trong số 10 nhà bán lẻ cho biết sẽ nâng cấp công nghệ quản lý hàng đổi trả vào năm 2026. Tại khu vực CA-TBD, tỷ lệ nhà bán lẻ đang trong quá trình nâng cấp là 74%, cao hơn 12% so với tỷ lệ của các nhà bán lẻ toàn cầu tham gia khảo sát.

Bài toán đổi trả còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực liên quan, đặc biệt là kho bãi. Các nhà bán lẻ đang khai thác sức mạnh của công nghệ để giúp quản lý đổi trả, khi 62% trong số họ trên toàn cầu (68% ở CA-TBD) cho biết đang có kế hoạch triển khai công nghệ hậu cần ngược vào năm 2026 để quản lý thực hiện đơn hàng tốt hơn. Gần ba trên mười các nhà bán lẻ (31% trên toàn cầu, 32% ở khu vực CA-TBD) cho rằng thu một khoản phí từ các đơn hàng trực tuyến của những khách hàng đổi trả thường xuyên có khả năng cải thiện lợi nhuận tổng thể của các đơn hàng trực tuyến.

Sự tiến bộ của các dịch vụ bán lẻ đang nâng cao kỳ vọng của người tiêu dùng về công nghệ. Trên thực tế, 8 trong số 10 người tiêu dùng tham gia khảo sát (80% trên toàn cầu, 81% ở CA-TBD) kỳ vọng các nhà bán lẻ sẽ áp dụng công nghệ mới nhất; 7 trong 10 người (74% trên toàn cầu, 77% ở CA-TBD) cho biết công nghệ cải thiện trải nghiệm mua sắm của họ.

Để đáp ứng với xu hướng này, hơn một nửa số nhà bán lẻ có kế hoạch triển khai máy kiểm kho cầm tay (56% trên toàn cầu, 64% ở CA-TBD), máy quét mã vạch (54% trên toàn cầu, 61% ở CA-TBD), RFID (61% trên toàn cầu, 69% ở CA-TBD) cũng như phần mềm quản lý tác vụ (54% trên toàn cầu, 62% ở CA-TBD) và quản lý nhân lực (56% trên toàn cầu, 62% ở CA-TBD) vào năm 2026.

Nghiên cứu cũng cho thấy 84% nhân viên trên toàn cầu và khu vực CA-TBD cảm thấy có giá trị hơn và đánh giá người sử dụng lao động tích cực hơn (81% trên toàn cầu, 79% ở CA-TBD) khi được trang bị công nghệ để giúp thực hiện công việc.

Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Bán hàng khu vực Đông Nam Á (SEA), Hàn Quốc và Kênh khu vực APJeC của Zebra Technologies, nhận định: “Ngày nay tại Việt Nam, để điều hành thành công một cửa hàng hiện đại, các nhà bán lẻ cần phải đầu tư vào các công nghệ nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thu hút nhân viên và tối ưu hóa hàng tồn kho. Khi mua sắm đa kênh gia tăng, người tiêu dùng Việt Nam mong muốn tìm kiếm, mua sắm, tiêu thụ và đổi trả hàng hóa một cách liền mạch bất kể họ mua sắm ở đâu. Để nâng cao hiệu quả mức độ ưu tiên đối với thương hiệu, các nhà bán lẻ sẽ phải thích ứng và sử dụng công nghệ một cách sáng tạo để mang lại trải nghiệm mua sắm mà người tiêu dùng Việt Nam mong đợi, đồng thời tăng lợi nhuận. Một số ví dụ về các giải pháp hữu ích cho các nhà bán lẻ bao gồm máy quét mã vạch (DS2208/DS9308/MP7X) và máy kiểm kho (TC2X)".

Hoàng Phương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo