Chuyển đổi số

TP Hồ Chí Minh ưu tiên chuyển đổi số để phục vụ doanh nghiệp

DNVN - TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển kho dữ liệu dùng chung cũng như phát triển nền tảng số, hạ tầng số và các ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác điều hành của các cơ quan nhà nước; ưu tiên chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi

Ngày 18/2, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Phát biểu chỉ đạo hội nghị,Chủ tịch UBND TP Hồ Chí MinhPhan Văn Mãi cho biết năm 2021 là năm đầu tiên thành phố triển khai thực hiện nghị quyết 131 về tổ chức chính quyền đô thị và Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức.

Ông Phan Văn Mãi đánh giá năm 2021 TP Hồ Chí Minh đã có nỗ lực rất lớntrong việc triển khai công tác cải cách hành chính một cách đồng bộ quyết liệt. Cũng như có giải pháp kịp thời chuyển đổi theo mô hình chính quyền đô thị trong điều kiện phòng chống đại dịch COVID-19 với nhiều khó khăn, thử thách.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động trọng điểm phát triển thành phố giai đoạn 2020 - 2025 và chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2030.

Trong năm 2022,thành phố sẽ kiến nghị Chính phủ có nghị định thay thế nghị định số 93 về phân cấp quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực cho TP Hồ Chí Minh. Đồng thời tổng kết việc thực hiện nghị quyết số 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố. TP Hồ Chí Minh sẽ đề xuất Quốc hội gia hạn, bổ sung điều chỉnh nghị định số 54.

Chủtịch UBND TP Hồ Chí Minhnêu quan điểm: "Giống như Hà Nội có Luật thủ đô thì với TP Hồ Chí Minh nên chăng có luật đô thị đặc biệt hay có khung pháp lý cho đô thị đặc biệt để có chiếc áo vừa vặn, phù hợp". Đồng chí đề nghị các ngành, các cấp, các cơ quan và đơn vị có suy nghĩ, nghiên cứu và tham mưu để thành phố được đề xuất cơ chế đặc thù phù hợp để phát triển.

Bên cạnh đó, các cấp các ngành cần nâng cao ý thức, vai tròtrách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm công tác cải cách hành chính. Đồng chí nhấn mạnh:“Công tác cải cách hành chính không chỉ tác động riêng tại thành phố mà còn ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của cả đất nước.

Về việc thực hiện chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”, theo đồng chí Phan Văn Mãi, đây là sự kế thừa của chủ đề năm 2021 nhưng ở cấp độ cao hơn.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo trong năm 2022 thành phốcần nâng cao nhận thức về vai trò phối hợp giữa ngành, địa phương, cán bộ công chức, viên chức. Cần tập trung vào những thủ tục phát sinh nhiều hồ sơ, liên quan đến người dân, doanh nghiệp để có thể đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Đối với công tác xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, cần thống nhất nhận thức để cùng thực hiện đảm bảo tính đồng bộ, liên thông. “Làm sao thiết lập một hệ thống số từ thành phố đến cơ sở để chúng ta quản trị, điều hành TP Hồ Chí Minh trên nền tảng số”, ông Mãi nêu rõ mục tiêu.

Chia sẻ một số giải pháp chuyển đổi số trọng tâm nhằm thúc đẩy cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Võ Thị Trung Trinh cho biết, Sở tập trung vào các nhóm nhiệm vụ là nâng cao nhận thức và năng lực về chuyển đổi số.

Cần phát triển Kho dữ liệu dùng chung cũng như phát triển nền tảng số, hạ tầng sốcác ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác điều hành của các cơ quan nhà nước. Tập trung ưu tiên chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực đểphục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hà My
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo