Công nghệ 24h

Blockchain: Xu hướng tất yếu của xã hội số

DNVN - Blockchain trở thành khái niệm quen thuộc đối với nhiều người Việt Nam. Mặc dù chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận nhưng blockchain ngày càng phát triển nhanh chóng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Tupo Media - dịch vụ backlink uy tín / Ra mắt sàn giao dịch JERITEX tại Việt Nam

Ứng dụng công nghệ Blockchain được các chuyên gia đánh giá trở thành xu hướng tất yếu trong xã hội hiện đại.

Ứng dụng công nghệ Blockchain được các chuyên gia đánh giá trở thành xu hướng tất yếu trong xã hội hiện đại.

Tại diễn đàn Tech Sumit do VNExpress tổ chức vào 7/1, lãnh đạo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) cho rằng, kỷ nguyên phát triển tiếp theo của Internet trên phạm vi toàn cầu sẽ bao trùm bởi bốn xu hướng: Metaverse, web3, AI và blockchain. Thời gian qua, những công nghệ này bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia, blockchain là xu hướng công nghệ tất yếu trong kỷ nguyên số và sẽ được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, rất nhiều công ty lớn trên thế giới phát triển và xây dựng các giải pháp dựa trên việc ứng dụng công nghệ blockchain.
Cho đến nay, rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ, El Salvador, Ukraine,… thừa nhận ví blockchain như một phương thức thanh toán hợp pháp. Ngoài ra, nhiều công ty lớn như Microsoft, Starbucks, Tesla, Amazon, PayPal…chấp nhận phương thức thanh toán này. Đây là một trong những bước khởi đầu thuận lợi để blockchain trở thành một trong những phương tiện thanh toán có tính quốc tế.
Trong xã hội số, các giao dịch kinh doanh diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, việc chấp nhận thanh toán bằng công nghệ mới sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế phát triển nhanh chóng. Nó có thể tạo ra động lực cho sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, nền tảng blockchain đã bắt đầu được nhiều người quan tâm. Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, Thủ tướng giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có thể đi tắt đón đầu cũng như có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện ứng dụng các công nghệ số tiên tiến trong triển khai Chính phủ số. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để nền tảng Blockchain được thừa nhận và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong tương lai không xa.
Ở Việt Nam, hiện có nhiều công ty đã nghiên cứu và ứng dụng blockchain trong các lĩnh vực như: Game, thương mại điện tử, bảo vệ bản quyền, truy xuất nguồn gốc, nông nghiệp thông minh… Trong đó, Công ty TNHH quản lý tài sản và đầu tư TG CLOUD là một trong những đơn vị sớm tham gia vào khai thác điện toán đám mây, ứng dụng blockchain.
 TG CLOUD được phát triển bởi Ant International nhằm khai thác sức mạnh của điện toán đám mây.

TG CLOUD được phát triển bởi Ant International nhằm khai thác sức mạnh của điện toán đám mây.

Theo bà Phạm Thị Trà My, Giám đốc Công ty TNHH quản lý tài sản và đầu tư TG CLOUD: “TG CLOUD là đơn vị khai thác công nghệ blockchain thế hệ mới. Chúng tôi có đủ năng lực, cái tâm và tầm để quản trị đa kênh giúp cho nhà đầu tư phát triển một cách bền vững và tạo được đột phá trong quá trình khai thác.”
Một số chuyên gia công nghệ cho rằng, tiền mã hóa là ứng dụng dễ nhận thấy nhất của blockchain. Thực tế tiền mã hóa đang rất phát triển và là một quá trình tất yếu, có muốn cản cũng không cản nổi. Bằng chứng là rất nhiều quốc gia phát triển đã công nhận tiền mã hóa, cách tốt nhất là công nhận tiền mã hóa để nó phát triển mạnh hơn nữa. Nếu một quốc gia nào đó không công nhận thì không có nghĩa là tiền mã hóa sẽ không tồn tại, hoặc có cản đi chăng nữa thì cũng chỉ cản trong ý chí mà thôi.
Tiền mã hóa là một quá trình tất yếu. Nó có thể không ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực giúp cho nền kinh tế luân chuyển nhanh hơn sinh động hơn, đem lại hiệu quả tốt hơn.
Công nghệ chuỗi khối còn được ứng dụng trong nhiều ngành như: Truyền hình, âm nhạc, xuất bản điện tử, camera an ninh, truy xuất nguồn gốc nông sản, logistics…
Thế Định
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm