Công nghệ 24h

CEO Gojek Việt Nam Phùng Tuấn Đức: “Startup muốn thành công thì phải hiểu được mong mỏi của khách hàng”

DNVN - Ông Phùng Tuấn Đức - CEO Gojek Việt Nam cho biết, một startup muốn thành công trước tiên cần phải hiểu được mong mỏi của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Như vậy sản phẩm sẽ được đón nhận trên thị trường. Nếu startup có sản phẩm tạo được giá trị sử dụng cho thị trường thì sẽ tạo ra được vị trí riêng của mình.

Huawei chiến thắng tại Lễ trao giải Frost & Sullivan nhờ giải pháp văn phòng thông minh / TPHCM: Sử dụng công nghệ GIS trong quản lý đất đai, xây dựng

Mới đây, Goviet thông báo về quyết định hợp nhất với Gojek, trở thành Gojek Việt Nam, đồng thời công bố Tổng giám đốc mới - ông Phùng Tuấn Đức. Trả lời phỏng vấn Doanh nghiệp Việt Nam CEO của Gojek Việt Nam, với sự hỗ trợ nền tảng công nghệ đến từ tập đoàn, Gojek Việt Nam có thể hiện thực hóa tham vọng trở thành “siêu ứng dụng”, mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng.

Được biết, ông từng là du học sinh tốt nghiệp tại Đại Học Wesleyan, tại sao ông không ở lại Mỹ mà lại chọn Việt Nam để dấn thân vào con đường startup vốn nhiều thách thức và rủi ro?

Ông Phùng Tuấn Đức: Hồi còn đi học ở Mỹ, tôi nhìn thấy mô hình đấu giá xu, nhiều người khi tham gia sàn đấu giá sẽ mua được những sản phẩm với giá rất thấp so với giá trị thực. Tôi nghĩ mô hình này sẽ tạo ra sự khác biệt ở Việt Nam, nên sau khi học xong tôi về nước khởi nghiệp với Công ty Dynabyte, sàn đấu giá xu trực tuyến đầu tiên. Tuy nhiên, do thời điểm đó thương mại điện tử ở Việt Nam mới ở giai đoạn cơ bản nên việc triển khai với quy mô lớn là không thể. Tôi nhận ra, tạo ra sự khác biệt thôi chưa đủ mà phải thực sự mang lại giá trị cho người dùng.

Sau đó, tôi tiếp tục ở một dự án khác là một trang thương mại điện tử về thời trang. Song, do website phát triển nhanh nên các nhà đầu tư muốn tôi chuyển từ mô hình kinh doanh online sang bán lẻ và quản lý maketing. Điều này đi ngược lại hoài bão của tôi là phát triển công nghệ sáng tạo nên tôi đầu quân ở bộ phận lãnh đạo của Adayroi, website thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương Mại Tổng hợp VinCommerce, một thành viên của Tập đoàn Vingroup. Sau đó tôi chuyển sang làm giám đốc vận hành chuỗi cửa hàng một thương hiệu cà phê.

Khởi nghiệp ở những quốc gia phát triển đồng nghĩa với việc đối mặt với nhiều đối thủ lớn xung quanh, có ít cơ hội để thực sự mang lại giá trị. Thị trường Việt Nam tất nhiên có rủi ro nhưng với tiềm năng lớn, tôi quyết định trở về.

CEO Gojek Việt Nam-  Phùng Tuấn Đức.

CEO Gojek Việt Nam- Phùng Tuấn Đức.

Khoảng thời gian đầu quân cho các startup mang đến cho ông những trải nghiệm gì để có được bước tiến lớn ở Gojek?

Làm startup, mỗi ngày đi làm là mỗi ngày đi học. Một điểm chung cho tất cả dự án tôi trải qua là đều trong giai đoạn khởi nghiệp hoặc giai đoạn thềm trước tăng trưởng. Đối với tôi, muốn khởi nghiệp, điều thứ nhất: người lãnh đạo phải xây dựng được đội ngủ thật tốt, những người đó thậm chí còn phải giỏi hơn mình. Có như thế thì tổ chức mới có những người rất giỏi, từ đó mới truyền cảm hứng làm việc cho nhau. Và hơn hết, người lãnh đạo phải làm thế nào để những người giỏi cùng mình nhìn về một hướng để phát triển mục tiêu chung của tập thể thay vì phải đối đầu, mâu thuẫn lẫn nhau trong công việc.

Thứ hai là sự nhanh nhạy, luôn nhìn vào các mảng dịch vụ có thể triển khai, mang lại giá trị cho khách hàng và tạo sự khác biệt. Một startup muốn thành công cần phải hiểu được mong mỏi của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Như vậy sản phẩm sẽ được đón nhận trên thị trường. Nếu startup có sản phẩm tạo được giá trị sử dụng cho thị trường thì sẽ tạo ra được vị trí riêng của mình. Dù có thể ở lý do nào đó để một startup không thành công nhưng giá trị bạn nghĩ ra cho thị trường sẽ luôn được ghi nhận.

Theo ông, trong sự thành công của doanh nghiệp, có bao nhiêu phần trăm do giá trị người lãnh đạo đem đến?

Sự thành công của một doanh nghiệp dựa trên trên nhiều yếu tố và nguồn lực. Do đó, không thể đo đếm một cách cụ thể của giá trị của người lãnh đạo. Song có một cách đơn giản để đánh giá người lãnh đạo, đó là nhìn những gì họ mang lại cho những người xung quanh. Và giá trị của người lãnh đạo chính là xây dựng được đội ngũ mạnh. Tôi cho rằng, nếu công ty là một con thuyền, người lãnh đạo không nhất thiết là người chèo thuyền giỏi nhất nhưng là người biết định hướng và truyền cảm hứng để mọi người cùng chèo về một hướng.

Với cương vị mới, tên công ty mới và bộ đồng phục mới, liệu ông có áp lực trên “chiếc ghế nóng”?

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và các hãng xe công nghệ luôn biến động, cạnh tranh trên thị trường khá gay gắt, kể cả GoViet cũng không ít thăng trầm, nhiều người cho rằng tôi sẽ bị rất nhiều áp lực khi đảm nhiệm vị trí điều hành Gojek Việt Nam ở thời điểm này. Nhưng với tôi, cảm giác lúc này thực sự mới mẻ, đầy khí thế nhiều hơn áp lực.

Từng là một trong những người đầu tiên sáng lập và ra mắt GoViet, tôi hiểu rất rõ về sứ mệnh và ước mơ của công ty là mong muốn mang lại sự tiện ích cho người dân Việt qua các sản phẩm, dịch vụ công nghệ và tạc ra sự tác động xã hội cho hệ sinh thái của chúng tôi. Trong thời gian qua, tôi chứng kiến những thành tự phát triển của công ty là mong muốn mang lại nhiều tiện ích cho người dân Việt Nam, giúp mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân thông qua các sản phẩm, dịch vụ công nghệ và tạo ra tác động xã hội cho hệ sinh thái của chúng tôi. Trong 2 năm vừa qua, tôi chứng kiến chặng đường phát triển của công ty có nhiều thành tựu về tăng trưởng.

Sự thay đổi lần này sẽ cho công ty rất nhiều cơ hội để mang lại trải nghiệm tốt hơn, có thể cung cấp các dịch vụ - sản phẩm tốt hơn, nhanh hơn cho thị trường, mang lại được nhiều hơn cơ hội về thu nhập, tăng trưởng, doanh thu cho các cộng đồng đối tác - bao gồm các đối tác tài xế và nhà hàng.

Doanh nhân

Theo ông Phùng Tuấn Đức, sự thay đổi lần này sẽ cho công ty rất nhiều cơ hội để mang lại trải nghiệm tốt hơn, có thể cung cấp các dịch vụ - sản phẩm tốt hơn.

Trong tương lại Gojek Việt Nam sẻ mang đến điều gì mới moẻ cho người dùng, thưa ông?

Nền tảng công nghệ của tập đoàn Gojek hiện cung cấp hơn 20 sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Trong đó, 3 mảng chính được tập trung và tạo ra hệ sinh thái sống động nhất là di chuyển, giao vận và thanh toán. Tuy nhiên, trong thời gian tới chúng tôi sẻ phát triển nhiều dịch vụ khác.

Với mục tiêu trở thành "siêu ứng dụng" trong thời gian tới, chúng tôi luôn đề cao hai sứ mệnh. Thứ nhất, mang lại cuộc sống tiện nghi, tiện ích hơn cho người tiêu dùng thông qua ứng dụng sát với cuộc sống hằng ngày của họ, giúp cho cuộc sống hằng ngày thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian và có một cuộc sống tiện ích hơn. Thứ hai, mang lại thu nhập cho cộng đồng doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ tại Việt Nam. Bởi đây là một cộng đồng với số lượng tài xế xe hai bánh rất lớn, số lượng các nhà hàng, quán ăn rất đông nhưng hầu hết lại nằm trong các con đường nhỏ hoặc ngõ, hẻm, ít được các nền tảng công nghệ, các công ty thương mại điện tử tập trung phát triển.

Bên cạnh đó, Gojek Việt Nam cũng tập trung thay đổi những điều nhỏ nhưng quan trọng để mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng.

Có ý kiến cho rằng đồng phục mới của Gojek dễ nhầm với Grab và thương hiệu GoViet nghe thân thiện hơn so với Gojek, ông nghĩ thế nào?

Thực ra màu xanh đã được ra đời từ năm 2010 cùng với Gojek, đây là màu nguyên thủy của Gojek. Logo của Gojek vào giữa năm 2019 có sự thay đổi với một hình tròn khuyết cùng chấm tròn ở giữa. Logo màu xanh mới, thể hiện sự chuyển mình từ dịch vụ gọi xe có trụ sở ở Jakarta thành một siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á, là hình ảnh nhất quán ở các quốc gia khác. Tôi nghĩ với đặc thù và ý nghĩa riêng, Gojek sẽ khó gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác trên thị trường. Và khi triển khai thương hiệu này ở Việt Nam thì chắc chắn chúng tôi vẫn sẽ đi theo định vị thương hiệu toàn cầu của Gojek, nên không thể thay đổi được màu áo.

Bản thân tôi luôn yêu chữ Việt, và tôi cũng cảm thấy khá tiếc nuối khi tạm biệt với tên và thương hiệu GoViet. Tuy nhiên, những giá trị mà thương hiệu GoViet đã mang lại cho thị trường cũng như những giá trị sau này Gojek có thể mang lại cho hệ sinh thái của nền tảng ở Việt Nam, tôi nghĩ sẽ đủ lớn để có thể khiến cho mọi người cảm thấy hào hứng, tin yêu và tiếp nhận sự thay đổi này.

Xin cảm ơn ông!

Phạm Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm