Dọn gác xép, người đàn ông tìm thấy ấm trà cổ trị giá gần 3 tỷ đồng
Một người đàn ông đã bất ngờ tìm được một ấm trà Trung Quốc trị giá khoảng 100.000 bảng Anh (2,9 tỷ đồng) đang bám đầy bụi trong gác xép.
Phương pháp mới giúp đánh giá hiện trạng của cổ vật gỗ / Cổ vật ẩn giấu trong tượng cổ
Ấm trà tráng men hoàng gia Trung Quốc đã nằm trong một chiếc hộp ở nhà để xe trước khi được chủ nhân chuyển lên gác xép và người chủ không hề biết món đồ sặc sỡ này trị giá bao nhiêu tiền.
Nhưng rồi người đàn ông 51 tuổi đã bất ngờ thấy ấm trà một lần nữa tại nhà của mình ở Derbyshire và quyết định đưa nó đến một chuyên gia đấu giá để tìm hiểu xem trị giá bao nhiêu.
Ấm trà có thiết kế vô cùng độc đáo.
Và ông đã bị sốc khi được biết chiếc ấm dài 15cm thực sự là một món đồ cổ siêu hiếm của Trung Quốc có niên đại từ thời Càn Long, khoảng từ năm 1735 đến năm 1799.
Ấm trà dự kiến sẽ được bán với giá lên tới 100.000 bảng Anh (2,9 tỷ đồng) vào cuối tháng này tại Hansons Auctioneers.
Ông Charles Hanson, chủ hội đấu giá cho biết những chiếc ấm và ấm trà như thế này là mặt hàng vô cùng thời thượng vào thời điểm đó và thậm chí có thể thuộc sở hữu của chính hoàng đế Càn Long.
"Đây quả là món đồ được tìm thấy tốt nhất trong thời gian cách ly. Một khám phá thú vị. Ấm trà từ thế kỷ 18 kiểu này sẽ được ưa thích trong cung điện Trung Quốc và có lẽ thuộc sở hữu của hoàng đế Càn Long, vị hoàng đế được một số người coi là hoàng đế vĩ đại nhất Trung Quốc.
Hai chiếc ấm gần giống hệt chiếc này, đều có dấu triều vua Càn Long, thuộc sở hữu của Bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Đài Bắc, Đài Loan và Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Thật sự đáng kinh ngạc khi tìm thấy một ấm trà của hoàng đế trong một ngôi nhà ở Derbyshire. Vua Càn Long từng bị mê hoặc bởi chất men châu Âu và phương pháp vẽ men mới.
Trong triều đại của Hoàng đế Càn Long, loại hình nghệ thuật này đã đạt đến đỉnh cao hoàn hảo với các thiết kế phản ánh sở thích xa hoa của hoàng đế. Ấm trà tinh tế là một ví dụ điển hình về sự kết hợp giữa hình dáng trang nhã, màu sắc xa hoa và sự hoàn hảo về kỹ thuật”, Hanson nói.
Chủ nhân của ấm có thể đã mang nó đến cho một cửa hàng từ thiện nếu không trong thời gian cách ly.
"Ấm trà đã có trong gia đình tôi từ rất lâu. Như những gì tôi có thể nhớ được, mẹ tôi thường bày nó ở trong tủ.
Chúng tôi tin rằng nó đã được mang về từ Trung Quốc bởi ông nội của tôi, người đóng quân ở Viễn Đông trong Chiến tranh thế giới thứ hai và đã được trao tặng huân chương Ngôi sao Miến Điện.
Mẹ tôi đã qua đời cách đây gần 20 năm, sau đó là cha tôi cách đây 9 năm và ấm trà được đặt trên gác xép ở Newhall. Thế rồi nó được đóng hộp và chuyển đến nhà để xe của một người họ hàng ở Church Gresley. Tôi thừa nhận chúng tôi đã nghĩ đến việc gửi mọi thứ đến một cửa hàng từ thiện.
Nhưng sau đó, lệnh cách ly diễn ra và cuối cùng tôi cũng có thời gian để xem lại những chiếc hộp trong ga ra. Tôi luôn nghĩ ấm trà thật đặc biệt. Tôi đã dành thời gian tìm kiếm thông tin về nó trên internet.
Một ngày nọ, tôi bắt gặp một món đồ tương tự trên trang web của một công ty đấu giá nổi tiếng với chữ viết bằng tiếng Trung Quốc trông giống hệt nhau”, người đàn ông tìm thấy ấm trà cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt
Cột tin quảng cáo