Khoa học - Công nghệ

Đà Nẵng: Bổ sung các vị trí quan trắc phóng xạ

DNVN - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến vừa ký Quyết định phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn TP Đà Nẵng đến năm 2030” do Sở KH&CN Đà Nẵng thực hiện năm 2022 với kinh phí không quá 299 triệu đồng.

Chính thức ra mắt MV “Chào Đà Nẵng” / Đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ Hàn Quốc trở lại Đà Nẵng sau dịch

Trước đó, ngày 18/6/2018, UBND TP Đà Nẵng đã có Quyết định 2484/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2022”. Đến nay đã tiến hành quan trắc và xây dựng, cập nhật bản đồ phông phóng xạ môi trường từ năm 2015 đến năm 2021 với các số liệu cơ bản về phông phóng xạ tại các khu vực đo đạc.

TS Lê Đức Viên (phải) và đoàn công tác của Sở KH&CN Đà Nẵng các thiết bị và dây chuyền ứng dụng bức xạ tại Trung tâm chiếu xạ Vinagamma tại Đà Nẵng

TS Lê Đức Viên (phải) và đoàn công tác của Sở KH&CN Đà Nẵng tham quan các thiết bị và dây chuyền ứng dụng bức xạ tại Trung tâm chiếu xạ Vinagamma tại Đà Nẵng.

Theo TS Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH&CN Đà Nẵng, việc UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 1187/QĐ-UBND tiếp tục xây dựng Đề án “Quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn TP Đà Nẵng đến năm 2030” là hết sức cần thiết. Đề án nhằm tiếp tục theo dõi, cập nhật thường xuyên, liên tục và có hệ thống dữ liệu phóng xạ trên địa bàn TP, kịp thời xác định những thay đổi, diễn biến phát thường về phông phóng xạ, biến động về hoạt độ các chất phóng xạ.

Đồng thời cập nhật bổ sung các vị trí quan trắc phóng xạ đối với các khu vực có nguy cơ về bức xạ hạt nhân theo quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt tại Quyết định 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Qua đó tạo cơ sở dữ liệu về hiện trạng phóng xạ môi trường TP Đà Nẵng qua các năm, làm cơ sở để các cấp thầm quyền xây dựng chiến lược, chính sách phục vụ phát triển KT-XH theo hướng bền vững. Hỗ trợ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn TP và khu vực xung quanh.

Hiện nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng có 81 cơ sở y tế đang sử dụng hơn 200 thiết bị X-quang, 32 cơ sở tiến hành công việc bức xạ với 80 thiết bị bức xạ các loại và hơn 400 nhân viên bức xạ. Trong thời gian qua, Sở KH&CN Đà Nẵng hợp tác với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Trung tâm chiếu xạ Vinagamma Đà Nẵng xúc tiến xây dựng Trung tâm Y học hạt nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. Đây là đơn vị duy nhất tại miền Trung tự chủ sản xuất được đồng vị phóng xạ phục vụ chẩn đoán điều trị hàng ngàn lượt bệnh nhân/năm.

Sở KH&CN Đa Nẵng cũng phối hợp thực hiện dự án Cơ sở nghiên cứu của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tại Đà Nẵng, đã đưa vào vận hạnh giai đoạn 1 trong năm 2019. Dự án nhằm hình thành một trung tâm nghiên cứu có sức lan tỏa các công nghệ, kỹ thuật bức xạ tiên tiến cũng như nghiên cứu môi trường biển cho TP Đà Nẵng và khu vực miền Trung. Ngoài ra, hàng năm Sở KH&CN Đà Nẵng thường xuyên phối hợp với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo về an toàn bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân, quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn TP.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm