Đà Nẵng: Xây nhà trưng bày ngầm dưới lòng đất Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải
Đà Nẵng: Thông tin kịp thời về đợt gió mùa Đông Bắc giúp tàu thuyền trên biển chủ động phòng tránh / Chính thức ra mắt MV “Chào Đà Nẵng”
Theo Quyết định, dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải giai đoạn 2 được tiến hành trong phạm vi khuôn viên Di tích Thành Điện Hải có tổng diện tích 26.519m2, với tổng mức đầu tư được phê duyệt hơn 84,2 tỷ đồng (trong đó chi phí xây dựng hơn 40,5 tỷ đồng; chi phí xây dựng hệ thống trưng bày, trình diễn và mô phỏng di tích hơn 16,8 tỷ đồng…).
Du khách tham quan Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải.
Tiến hành thảm sát khảo cổ học khoảng 50% diện tích trong thành nội làm cơ sở khoa học trong việc phục dựng, tái tạo; phục dựng cổng thành phía Đông; phục dựng cầu phía cổng Tây; phục dựng Kỳ đài ở phía Nam; sắp đặt, bảo quản và bổ sung các khẩu thần công (gồm 14 khẩu hiện có tại Bảo tàng Đà Nẵng và 2 khẩu sẽ thu hồi ở Thư viện Khoa học tổng hợp); phục dựng Nhà để súng; làm sạch, bảo quan toàn bộ bề mặt trong và ngoài tường thành; tôn tạo tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương; xây dựng Miếu thờ ở góc Tây Nam của thành.
Cùng đó sẽ tiến hành xây dựng nhà trưng bày ngầm dưới lòng đất (tổng diện tích xây dựng 453,8m2) để không làm cản trở tầm nhìn bao quát chung toàn bộ tổng thể khu di tích. Nhà trưng bày gồm 1 phòng trưng bày chính (156,19m2), 1 phòng trải nghiệm thực tế ảo 3D (83,25m2), cùng phòng làm việc, phòng kỹ thuật phục vụ âm thanh, ánh sáng, khu vệ sinh, lối lên xuống hục vụ nhu cầu tham quan, đi lại hàng ngày…
Đồng thời sẽ xây dựng nhà nghỉ chân ở vị trí hướng Bắc chếch Đông trong tổng thể khu di tích làm một điểm dừng chân, nghỉ ngơi cho du khách khi đến tham quan di tích. Nhà nghỉ chân sẽ có quy mô kiến trúc nhỏ, diện tích xây dựng 57,6m2; chiều cao đỉnh mái 4,25m đảm bảo không tranh chấp và lấn át các công trình chính của di tích.
Theo Quyết định 1202/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải (giai đoạn 2) nhằm bảo tồn tối đa các thành phần, dấu vết cấu thành di tích gốc, tái tạo một phần không gian cảnh quan và thành phần kiến trúc gốc trong khu vực thành nội. Bổ sung một số thành phần kiến trúc mới nhằm làm rõ hơn giá trị gốc của di tích, tôn vinh và phát huy giá trị của di tích trong cuộc sống đương đại.
Đồng thời tạo nên một không gian lịch sử, không gian trưng bày, kết nối với Bảo tàng Đà Nẵng (mới) và các địa điểm di tích khác nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, thu hút khách tham quan, du lịch trên cơ ở phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa của TP Đà Nẵng.
Thành Điện Hải là nơi ghi dấu chiến công của quân, dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương đã dũng mãnh, bền bĩ kháng cự suốt 18 tháng và đánh bại liên quân Pháp – Tây Ban Nha trong buổi đầu xâm lược nước ta giữa thế kỷ 19. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2082/QĐ-TTg ngày 25/12/2017 công nhận Thành Điện Hải là Di tích quốc gia đặc biệt.
Giai đoạn 1 của dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải đã được khởi công ngày 29/3/2018, đến nay đã hoàn thành với việc di dời 80 hộ dân và 3 cơ quan nhà nước khỏi vùng lõi và vùng đệm di tích, khôi phục toàn bộ hệ thống tường cao hào sâu, làm công viên cây xanh phía Bắc và phía Tây thành Điện Hải.
Giai đoạn 2 của dự án do Viện Bảo tồn di tích (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tư vấn lập dự án; Trung tâm Bảo tồn di tích và D sản kiến trúc (Viện Kiến trúc Quốc gia) tư vấn thẩm tra dự án; Sở Văn hóa & Thể thao Đà Nẵng làm chủ đầu tư; BQL dự án đầu tư xâu dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng là đơn vị quản lý dự án. Thời gian thực hiện dự án đến năm 2024.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh