Đà Nẵng: Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ để chủ động hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Chính thức ra mắt MV “Chào Đà Nẵng” / Đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ Hàn Quốc trở lại Đà Nẵng sau dịch
Theo Quyết định 1186/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến ký ban hành ngày 29/4/2022, việc xây dựng Đề án do Sở KH&CN Đà Nẵng thực hiện năm 2022 với kinh phí không quá 300 triệu đồng, nhằm đánh giá thực trạng phát triển nguồn tin KH&CN và các yếu tố tác động đến sự phát triển nguồn tin KH&CN trên địa bàn TP giai đoạn 2017 – 2021.
TS Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH&CN Đà Nẵng đến thăm và tìm hiểu hoạt động của Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng
Theo Sở KH&CN Đà Nẵng, thông tin là tài nguyên và sức mạnh của mỗi quốc gia, trong thời đại công nghệ số thì thông tin càng đóng vai trò là nguồn lực quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, thông tin KH&CN được đánh giá là nguồn lực đầu vào phục vụ đắc lực cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Việc tạo lập, phát triển, sử dụng nguồn tin KH&CN đang là yêu cầu bức thiết, là nhiệm vụ quan trọng để có thể chủ động tham gia vào tiến trình cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc nắm bắt nhanh chóng và làm chủ những thành tựu của thông tin nói chung, nguồn tin KH&CN nói riêng sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đối với quá trình đổi mới và phát triển đất nước.
Quyết định 1285/QĐ-TTG (ngày 1/10/2018) của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu phát triển nguồn tin KH&CN trên quy mô quốc gia. Qua đó nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời và đảo đảm ngưỡng ăn toàn thông tin tri thức KH&CN trong nước và quốc tế phù hợp với chiến lược phát triển KH&CN trong từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.
Việc phát triển, sử dụng nguồn tin KH&CN có thể giúp thu hẹp và tiến tới xóa bỏ sự ngăn cách, tụt hậu so với thế giới, tạo tiền đề để nước ta hội nhập thông tin toàn cầu. Nguồn tin KH&CN cần được phát triển toàn diện, chọn lọc tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhận loại để làm giàu và phát triển đất nước nhưng vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Do tầm mức quan trọng đó, hiện nay công tác phát triển nguồn tin KH&CN được quan tâm ở hầu hết các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu – nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu, đào tạo. Song trên thực tế, vấn đề phát triển nguồn thông tin KH&CN đang là bài toán khó đặt ra đối với hầu hết các đơn vị.
Nguyên do là nguồn tin hiện có số lượng còn ít và chưa được cập nhật thường xuyên. Phần lớn kinh phí cho hoạt động phát triển nguồn tin KH&CN đến từ ngân sách nhà nước nhưng lại được quản lý, cấp phát bởi nhiều cơ quan bộ, ngành, địa phương khác nhau, chưa có sự quản lý, liên kết ở tầm vĩ mô. Hoạt động bổ sung, phát triển nguồn tin diễn ra rời rạc, chưa có sự hợp tác chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nguồn lực được phân bổ và sử dụng chưa hợp lý, làm cho nguồn tin KH&CN bị trùng lặp, lãng phí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo