Khoa học - Công nghệ

Đổi mới công nghệ để "xanh" hóa hoạt động khai khoáng

DNVN - Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Informa Markets Vietnam, để nền công nghiệp khai khoáng Việt Nam phát triển tiệm cận gần hơn nữa với nền kinh tế có thể xử lý hết được nguồn khí thải carbon trong khi vẫn có thể áp dụng được công nghệ mới, công nghệ xanh, nhất thiết phải tập trung vào sáng tạo và khoa học - công nghệ.

Định lượng hormone trong dịch sinh học bằng phương pháp LC-MS/MS giúp chẩn đoán bệnh sớm / Mỹ cảnh báo: Tế bào ung thư đặc biệt chọn đường glucose làm thức ăn

Cơ hội trao đổi ứng dụng công nghệ số hóa
Sáng 4/10, tại Hà Nội, Công ty Informa Markets dưới sự bảo trợ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức Lễ khai mạc triển lãm quốc tế về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng (Mining Vietnam 2022) lần thứ 5 tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Cơ - Phó Tổng giám đốc Vinacomin cho biết, Mining Vietnam 2022 mang đến không gian và cơ hội để các doanh nghiệp, các nhà chuyên môn trong ngành khai khoáng trao đổi, chia sẻ, và học hỏi về các vận hành, đổi mới phương pháp vận hành, ứng dụng công nghệ số hoá, robot trong khai thác và sản xuất để từ đó, gia tăng sản lượng và giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp và vấn đề môi trường.

Triển lãm Mining Vietnam 2022 diễn ra từ ngày 4 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế(I.C.E) số 91 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 4 -6/10, triển lãm trưng bày những giải pháp và công nghệ mới tối tân, các hoạt động bên lề trong khuôn khổ sự kiện cũng là một điểm sáng để mang thêm nhiều giá trị cho người tham dự.
Triển lãm quy tụ hơn 100 thương hiệu từ nhiều quốc gia phát triển trong ngành khai khoáng với mục tiêu là cầu nối giao thương hiệu quả giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu các công nghệ tiên tiến nhất, trang thiết bị máy móc hiện đại nhất phục vụ cho thị trường Việt Nam và khu vực.
Trong khuôn khổ triển lãm còn diễn ra các hội thảo chuyên ngành với các chuyên gia hàng đầu tham gia tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm về các chủ đề được quan tâm trong ngành.
Ông Tee Boon Teong - Tổng Giám đốc Tập đoàn Informa Markets Vietnam cho biết, Informa Markets kết hợp với các doanh nghiệp đầu ngành khai khoáng và xây dựng để mang đến một chuỗi triển lãm uy tín, giàu chuyên môn và đẳng cấp nhất cho những người tham dự sự kiện từ khắp nơi trên thế giới. Với niềm tin vào các giải pháp số hoá và ứng dụng robot trong công nghệ đặc thù, ban tổ chức tin tưởng các sản phẩm có mặt tại triển lãm sẽ là lời giải cho nhiều bài toán hóc búa của doanh nghiệp.
"Informa Markets hy vọng trong tương lai vẫn có sự đồng hành Vinacomin để có thể giúp mang và trao đổi các sản phẩm, sáng kiến trí tuệ đến với nhiều người khác hơn nữa, đưa ngành khai khoáng Việt Nam thực sư trở thành một thị trường quan trọng trong khu vực trong thời gian tới", ông Tee Boon Teong chia sẻ.
Cần tập trung phát triển khoa học - công nghệ
Nhấn mạnh vai trò của ngành khai khoáng Việt Nam, ông Tee Boon Teong - Tổng Giám đốc Tập đoàn Informa Markets Vietnam cho biết: Ngành công nghiệp khai khoáng đóng góp lớn thứ 3 vào GDP của Việt Nam. Việt Nam hiện là nước sản xuất khoáng sản lớn thứ 3 trong ASEAN, có trữ lượng than, bauxit, titan, quặng sắt và kim lọai đất hiếm hàng đầu thế giới. Hoạt động khai khoáng ở Việt Nam chủ yếu đến từ 200 mỏ than với tổng trữ lượng 8 tỷ tấn than.
Dự kiến mức tiêu thụ điện tại Việt Nam hàng năm sẽ tăng 10% cho đến năm 2030 và hiện Việt Nam là thị trường năng lượng đang phát triển nhanh nhất khu vực châu Á.

Ông Tee Boon Teong - Tổng Giám đốc Tập đoàn Informa Markets Vietnam.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nhiệt điện than, chiếm khoảng 46% tổng nguồn cung năng lượng của Việt Nam vào năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 56% vào năm 2030 trong lúc chúng ta vẫn đang ràng buộc với cam kết giảm lượng phát thải khí carbon trong thời gian tới.
Trong tương lai, than vẫn chắc chắn trở thành một kênh năng lượng quan trọng của thị trường Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã cố gắng bổ sung năng lượng tái tạo, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay đòi hỏi việc gia tăng sử dụng than, với tổng số các nhà máy có nguồn năng lượng từ than tăng từ 32 nhà máy vào năm 2020 lên 51 nhà máy vào năm 2050, cùng lượng tiêu thụ 129 triệu tấn than mỗi năm.
Đây là tình thế "tiến thoái lưỡng nan" mà chúng ta cần phải giải quyết. Làm sao để Việt Nam phát triển tiệm cận gần hơn nữa với nền kinh tế có thể xử lý hết được nguồn khí thải carbon, trong khi vẫn có thể áp dụng được công nghệ mới, công nghệ xanh, không làm lãng phí cơ sở hạ tầng mà chúng ta đã phát triển trước đây?
"Câu trả lời cho bài toán hóc búa này là không gì khác chúng ta cần phải tập trung vào sáng tạo, vào khoa học công nghệ. Đây là câu trả lời duy nhất và tốt nhất cho thời điểm hiện tại", ông Tee Boon Teong nhấn mạnh.
Cụ thể, Việt Nam cần tìm kiếm những sản phẩm, công nghệ và phương tiện cho phép có thể thực hiện các hoạt động khai thác và xây dựng một cách hiệu quả nhưng vẫn lưu giữ được nguồn khí thải carbon ngay từ khi thực hiện quy trình tách chiết cuối cùng ở đầu ra để giữ lại khí thải carbon này trước khi chúng kịp thải ra môi trường. Khi đó mới đảm bảo được quy trình sản xuất ngày càng thân thiện với môi trường nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm