Gen bí hiểm giúp người cổ đại biết nói
Bí ẩn "thủy cung" 8.500 tuổi, nơi… con người cổ đại từng trú ẩn / Bí ẩn "thủy cung" 8.500 tuổi, nơi… con người cổ đại từng trú ẩn
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tin rằng, họ đã giải thích được mắt xích bị thiếu trong chuỗi tiến hóa đó: một gene nhân đôi có tên SRGAP2, xuất hiện ở “người vượn” cách đây khoảng 2,5 triệu năm. Gene này đã giúp tế bào não của chúng ta chuyển động nhanh hơn, kết nối rộng hơn, nhờ đó mà bộ não trở nên phức tạp và tiến hóa hơn.
Các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm thấy mắt xích bị thiếu trong chuỗi tiến hóa của tổ tiên loài người. |
Gene gốc và bản sao của SRGAP2 đều sản sinh ra những loại protein phát triển não giống hệt nhau. Tuy nhiên, bản sao của SRGAP2 lại giúp cho các neuron thần kinh phát triển các tua gai thần kinh (dendrite) dài hơn, nhờ đó mà thu được xung điện từ các tế bào khác nhanh hơn, hiệu quả hơn.
“Có vẻ như điểm đột biến này đã giúp cho người vượn Australopithecus chuyển biến thành người Homo Sapiens”, Giáo sư Franck Polleux thuộc Viện nghiên cứu Scripps, California cho biết trên DailyMail. “SRGAP2 là một trong khoảng 30 gene nhân đôi ở người sau khi chúng ta “tách” ra khỏi loài vượn”.
Đồng tình với quan điểm này, Giáo sư môn di truyền học Evan Eichler của Đại học Washington tin rằng đây chính là tác nhân tạo ra những thay đổi đột phá ở não người và chức năng não.
Các tác giả cũng hy vọng rằng, ngoài việc giúp giải thích nguồn gốc của loài người, phát hiện trên còn cung cấp những manh mối để điều trị các bệnh rối loạn thần kinh như tự kỷ, động kinh...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mở rộng mạng 5G Private Network sang châu Mỹ
Nguyên tố hóa học có thể giúp Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào pin từ Trung Quốc
Tạo môi trường thông thoáng nhất cho hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong số 10 nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, Einstein chỉ có thể đứng thứ ba được công nhận là người toàn diện