Khám phá

Khám phá bữa ăn của người cổ đại

Để nghiên cứu những người tiền sử ăn uống ra sao, các nhà khoa học đã phân tích những chiếc răng còn lại dưới dạng hoá thạch.

Tìm thấy bằng chứng về 'quần thể ma' của người cổ đại / Bí ẩn "thủy cung" 8.500 tuổi, nơi… con người cổ đại từng trú ẩn

Phân tích những chiếc răng hóa thạch có thể giúp chúng ta hiểu biết về chế độ dinh dưỡng của người tiền sử. Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học đã so sánh những chiếc răng của 58 người sống trong các thời đại khác nhau từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 tại Tây Ban Nha và những chiếc răng hoá thạch của người Inuit cổ đại sống tại vùng Alasca (Mỹ).

Để làm được việc này, họ đã nghiền nhỏ những mẫu vật đến kích thước rất nhỏ (trung bình 5 đến 10 miligam) và xác định thành phần các đồng vị của cacbon và nitơ nhờ quang phổ khối.

Trên cơ sở những đồng vị bền của 13С và 15N các nhà khoa học đã xác định được những đặc điểm về ăn uống của người tiền sử. Nguyên tố Nitơ - hầu như không ngoại lệ - có mặt trong tất cả các loại thực phẩm là thịt và việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này thay đổi theo tỷ lệ giữa nitơ và đồng vị của nó trong các mô.

Các kết luận rút ra là:

- Thứ nhất, tỷ lệ thịt xác định trong các mẫu răng người Tây Ban Nha trùng với những đánh giá độc lập khi phân tích collagen của xương.

- Thứ hai, việc phân tích mẫu răng hoá thạch của người Inuit cho biết tỷ lệ thực phẩm thịt trong khẩu phần ăn của họ cao hơn tỷ lệ đó trong khẩu phần của người Tây ban Nha. Điều này cũng phù hợp với khẩu phần ăn hiện nay của thổ dân Inuit sống tại Alasca.

Hiện nay còn có cả những phương pháp khác nữa cho phép thu được những thông tin tương tự từ các mẫu khác như collagen của xương, tóc, móng tay. Tuy nhiên nếu dùng các mẫu vật đó để phân tích thì buộc phải phá huỷ những đoạn xương hoá thạch. Thêm nữa, tóc và móng tay hiếm hoi, rất ít khi phát hiện được trong các khu di tích khai quật vì chúng không bảo quản được trong thời gian dài.

Ngược lại những chiếc răng hoá thạch rất dễ tìm được và dễ bảo quản. Ưu điểm của phương pháp mới là có thể xác định được người thượng cổ ăn gì mà không cần phải làm hư hại đến các mẫu vật quý giá.

Công trình này được công bố trên Tạp chí Journal of Archaeological Science, dưới dạng tóm tắt và toàn văn trên trang mạng của Trường ĐH bang Nevada.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm