Khoa học - Công nghệ

Ngắm "dung nhan" của người cổ đại 7 triệu năm về trước

Một triển lãm đang diễn ra tại Dresden, Đức đã sử dụng công nghệ luận suy tổng hợp để tái tạo gương mặt của con người tại thời điểm cách đây 7 triệu năm.

Bí ẩn "thủy cung" 8.500 tuổi, nơi… con người cổ đại từng trú ẩn / Bí ẩn "thủy cung" 8.500 tuổi, nơi… con người cổ đại từng trú ẩn

27 mô hình đầu và mặt của người cổ đại đã được các nhà khoa học tái dựng dựa trên những hóa thạch và tư liệu còn sót lại, cho phép chúng ta có chút hình dung về tổ tiên sahelanthropus tchadensis.

Người Sahelanthropus tchadensis sống cách đây khoảng 7 triệu năm.

Theo các nhà khoa học, người Sahelanthropus tchadensis sống cách đây khoảng 7 triệu năm, trước khi có sự phân tách rõ rệt giữa loài người và người anh em động vật gần nhất là vượn.

Người Homo rudolfensis sống cách đây khoảng 2 triệu năm. Những hóa thạch của họ được tìm thấy ở Kenya. Tuy nhiên hiện chưa rõ chủng người này nằm ở mắt xích nào trong quá trình tiến hóa thành người.


“Dựa trên những hộp sọ còn gần nguyên vẹn của người cổ đại, với sự trợ giúp của máy tính, chúng tôi hy vọng có thể giúp mọi người biết được người xưa trông như thế nào”, đại diện Viện Bảo tàng Dresden chia sẻ trên Daily Mail.

Người Paranthropus boisei sống cách đây 2 triệu năm và có hộp sọ đặc biệt chuyên hóa cho việc nhai vật cứng. Chủng người này còn có tên khác là “Người nhai hạt” do sở hữu hàm răng và xương gò má lớn nhất, dày nhất mà khoa học từng biết.


Mục đích của các nhà khoa học là cố gắng tái tạo càng nhiều “cá nhân” người hominid càng tốt, thay vì đi tìm một hình mẫu chung lý tưởng. “Mỗi một mô hình sẽ kể một câu chuyện riêng: họ sống ở đâu, họ ăn gì, nguyên nhân tử vong và nhiều thông tin khác nữa”.

Người Australopithecus Africanus cũng sống cách đây khoảng 2 triệu năm và được cho là một trong những nhánh tổ tiên trực hệ của con người hiện đại. Họ sở hữu hộp sọ và bộ não lớn hơn so với các chủng người khác cùng thời.

Người Homo erectus sống cách đây khoảng 1 triệu năm. Một giả thuyết cho rằng giống người này có xuất xứ từ châu Phi trước khi di cư đến Ấn Độ, Trung Quốc và Java. Một số ý kiến khác thì cho rằng người Homo tiến hóa từ châu Hóa trước khi di cư sang châu Phi.


Người Homo neanderthalensis sống cách đây khoảng 60.000 năm. Được cho là những người họ hàng gần gũi nhất với người hiện đại, Neanderthals có nguồn gốc từ châu Âu và châu Á trong khi con người hiện đại có nguồn gốc từ châu Phi.

 


Ba khuôn mặt của người neanderthalensis được trưng bày tại Triển lãm.

Một số mũi giáo có niên đại rất xưa, lên tới 400.000 năm, cũng được trưng bày trong dịp này.

“Không mấy ai hoài nghi về việc châu Phi chính là cái nôi của nhân loại: đây chính là nơi mà chúng ta tìm thấy di chỉ của những tổ tiên xa xưa nhất của loài người”, các nhà nghiên cứu cho hay.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm