Khoa học - Công nghệ

Thừa Thiên Huế: Tài sản trí tuệ giúp tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp

DNVN - Trong những năm qua, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp.

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 12 trí thức Khoa học Công nghệ tiêu biểu / Thừa Thiên Huế: Hơn 3.000 doanh nghiệp đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh của cơ quan nhà nước

Ngày 1/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế (cơ quan thường trực Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020.

Thừa Thiên Huế có 382 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thừa Thiên Huế có 382 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trong những năm qua, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ.

Trong đó ưu tiên hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế có tiềm năng xuất khẩu để hình thành và phát triển một số thương hiệu mạnh của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp.

Công tác xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ; bảo đảm thi hành pháp luật đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế một cách sâu rộng và toàn diện.

Hoạt động tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đã được triển khai khá toàn diện, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về sở hữu trí tuệ cho cộng đồng và các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trên toàn tỉnh.

 

Đến nay, toàn tỉnh đã có 382 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nổi bật, như: Bún bò Huế, Thanh Trà Huế, Nón lá Huế, Tinh dầu tràm Huế... hội nhập thị trường quốc tế.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng thương hiệu, từ đó hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ.

Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế có tiềm năng xuất khẩu để hình thành và phát triển một số thương hiệu mạnh của tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp, góp phần hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh.

Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tạo dựng, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản địa phương trong thời gian tới, Chương trình tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của tỉnh nhà.

Tại hội nghị, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế cũng đã công bố kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh năm 2021; đồng thời công bố quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm Tinh dầu tràm của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình trao Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm Tinh dầu tràm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình trao Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm Tinh dầu tràm.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình ghi nhận vai trò quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên các hoạt động, qua đó đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn, giải quyết những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong cạnh tranh.

Ông Bình đề nghị lãnh đạo địa phương cần dành sự quan tâm hơn nữa đối với việc phát triển tài sản trí tuệ nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ thông qua nhiều hình thức; tăng cường công tác phối hợp.

 

“Đồng thời, huy động và khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển sáng chế, giải pháp hữu ích và các sản phẩm có lợi thế nhằm nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng các đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.

Dịp này, 5 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 đã được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.


Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm