TP.HCM: Thực hiện nhiều giải pháp thu hút đầu tư công nghệ cao
Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế: Mỗi tiểu thương là một “Bông hoa đẹp” trong mắt du khách / Việt Nam – Vương quốc Anh: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương
Giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao tăng mạnh
Theo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, tính đến nay, Khu Công nghệ cao có 85 dự án đang hoạt động chiếm 53,1% và 75 dự án đang triển khai hoạt động chiếm 46,9%. Giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao 10 tháng năm 2020 đạt 16,223 tỷ USD tăng hơn 19,8% so với cùng kỳ, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 15,403 tỷ USD tăng gần 23,6% và giá trị nhập khẩu đạt 14,808 tỷ USD tăng 26,7%.
Lũy kế đến nay, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao của Khu Công nghệ cao ước đạt 80,950 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 76,743 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt 70,103 tỷ USD. Giải quyết việc làm cho hơn 42.200 lao động, giảm khoảng 3.400 lao động so với thời điểm 3 tháng đầu năm 2020.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Khu Công nghệ cao dự kiến tổng vốn thu hút đầu tư đạt 3 tỷ USD, với trên 50 dự án công nghệ cao. Trong đó, thu hút thành công một số tập đoàn công nghệ cao của thế giới đầu tư vào nơi đây. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động của các công trình thuộc các khu Không gian khoa học (R&D - Đào tạo - Ươm tạo), khu chức năng thương mại - dịch vụ, khu nhà ở chuyên gia cùng với sự kết nối hạ tầng đồng bộ với các khu vực lân cận.
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.
Ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố cho biết, đến nay, Khu Công nghệ cao đã xây dựng hoàn chỉnh cơ bản kết cấu hạ tầng và khép kín về đường giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, viễn thông - Internet và một số công trình hạ tầng khác đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư, phục vụ sản xuất sản phẩm công nghệ cao và hoạt động chung của Khu Công nghệ cao.
Ông Thi cho biết thêm, tổng giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2021 - 2025 tăng gấp 2 lần của giai đoạn 5 năm trước. Khu Công nghệ cao trở thànhnơi đóng góp chủ lực về kim ngạchxuất khẩucủa thành phố. Đến năm 2025, phấn đấu đạtkhoảng30tỷ USD giá trị xuất khẩu, giá trị gia tăng nội địa đạt trên 35%. Số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên đạt trên 45% tổng số lao động.
Để làm được điều này, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Nguyễn Anh Thi kiến nghị thành phố xem xét, chỉ đạo cho phép thực hiện cơ chế đặc thù “một cửa liên thông” trong phối hợp sở, ngành, UBND Quận 9 và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Đồng thời, xem xét, chỉ đạo tháo gỡ vấn đề quy hoạch khu không gian khoa học cho phép Ban Quản lý Khu Công nghệ cao được hủy bỏ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã phê duyệt tại Quyết định số 113/QĐ-KCNC ngày 3/8/2010 để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Mặt khác, xem xét, chỉ đạo tháo gỡ vấn đề quy hoạch và đầu tư công Công viên Khoa học và Công nghệ.
Song song đó, thành phố cần xem xét, chỉ đạo giao Ban Quản lý Khu Công nghệ cao được tiếp tục chủ trì triển khai dự án thương mại hóa thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm từ công nghệ cao trong hoạt động nghiên cứu triển khai để đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết 3 nhà, tăng cường gắn kết Khu Công nghệ cao và Đại học Quốc gia thành phố, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông.
Muốn thu hút đầu tư thì phải đối xử tốt với doanh nghiệp đầu tư hiện tại
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cao quá trình hình thành và phát triển của Khu Công nghệ cao thành phố với nhiều thành tựu đáng trân trọng đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Trong đó, hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động, xuất nhập khẩu; đặc biệt là sức lan tỏa và tạo nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ, các nhà khoa học - kỹ thuật, doanh nghiệp về phát triển khoa học công nghệ, kích thích đổi mới sáng tạo thành phố.
Đoàn lãnh đạo TP.HCM tìm hiểu sản phẩm của các công ty thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM.
Bí thư Thành ủy thành phố đề nghị trong thời gian tới, Khu Công nghệ cao thành phố quan tâm đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ; quan tâm đặc biệt, chăm sóc kỹ trong việc kết nối 3 nhà gồm nhà doanh nghiệp, nhà trường và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố. Trong đó chú ý việc tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp đang đầu tư tại Khu Công nghệ cao cho tốt. Bởi theo Bí thư Nên, nếu muốn xúc tiến, mời gọi nhà đầu tư mới trước hết phải đối xử thật tốt với những nhà đầu tư hiện tại sẽ hơn 1.000 lần đi xúc tiến.
Cùng với đó là nhiệm vụ giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng cao để họ gắn bó lâu dài và cống hiến. Đồng thời cầntiếp tục phát huy vị trí thuận lợi của Khu Công nghệ cao để làm sao xứng đáng với sự chọn lựa và tạo ra được sự hấp dẫn của TP.HCM - là tài sản quý.
Trước các kiến nghị của Ban quản lý Khu Công nghệ cao, đồng chí Nguyễn Văn Nên yêu cầu, các cơ quan liên quan, gắn với từng trách nhiệm cá nhân cụ thể trên từng cương vị được giao làm tốt nhiệm vụ của mình. Thông qua đó sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để góp phần cho sự phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo