Hỗ trợ doanh nghiệp

IFC hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

DNVN - Chiều 9/12 đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Theo đó, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) sẽ hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn Châu Phi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Giá thịt lợn chưa giảm, dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ tái phát / Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Thịt lợn thiếu, đến quý 4/2020 mới phục hồi đàn lợn đạt 31 triệu con như trước khi có dịch tả lợn châu Phi

Biên bản ghi nhớ nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật Nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp do IFC thực hiện.
Tại buổi lễ, bà Rana Karashesg, Giám đốc Vùng Châu Á - Thái Bình Dương của IFC phụ trách lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ cho biết ngành chăn nuôi có tiềm năng cao nhưng đang gặp phải nhiều vấn đề khẩn cấp về sức khỏe động vật, trong đó có dịch tả lợn Châu Phi (ASF). Sự bùng nổ của dịch bệnh tại Việt Nam dẫn đến tiêu hủy hơn 30% số lợn ở các tỉnh chỉ trong 1 năm kể từ năm 2019. Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đáng kể tới sinh kế của nông dân và giá cả thịt lợn.
“Biên bản ghi nhớ này là bước quan trọng trong hỗ trợ khu vực để xây dựng nền tảng phục hồi từ dịch ASF. IFC sẽ hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT). Tăng cường khung pháp lý cũng như năng lực thể chế của Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và giám sát phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch ASF trong chăn nuôi lợn”, bà Rana Karashesg nhấn mạnh.
Đáng chú ý, một trong những yếu tố quan trọng trong hợp tác là thiết lập, vận hành, thí điểm những khu vực về miễn dịch ASF, kêu gọi sự tham gia của khu vực công - tư trong khuôn khổ thảo thuận SPS, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Điểm quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh là góp phần duy trì nguồn cung lợn cho thị trường trong nước, thiết lập các vùng chăn nuôi không dịch bệnh và chuẩn bị cho việc xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam ra nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến trao Biên bản ghi nhớ tới ông Darryl Dong, Giám đốc tài chính cao cấp IFC Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Giám đốc Vùng Châu Á - Thái Bình Dương của IFC Phùng Đức Tiến cho biết: Chăn nuôi là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu với giá trị trên 1 tỷ USD như: Lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi... bước đầu khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đóng góp trên 25% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và dư địa phát triển ngành được nhận định là còn rất lớn.
Tuy nhiên, chăn nuôi Việt Nam vẫn còn không ít những tồn tại, bất cập. Đó là chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ trên 52%, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, an toàn thực phẩm, môi trường còn nhiều rủi ro, năng suất chăn nuôi thấp, chế biến còn hạn chế, giá thành sản phẩm vẫn còn cao... Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một bệnh xuất huyết gây tử vong cao ở các loài dễ mắc bệnh thuộc họ lợn, bao gồm lợn nuôi và lợn rừng. Hiện tại, vẫn chưa có vaccine hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi căn bệnh này và bệnh ở thể nặng có thể giết chết 100% lợn bị nhiễm bệnh.
Để khắc phục những tồn tại bất cập và tranh thủ thời cơ thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu ngành chăn nuôi phải khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành phù hợp hơn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
“Tôi tin tưởng rằng với sự hỗ trợ của IFC, các đối tác phát triển như OIE, JICA và các cơ quan liên quan của Chính phủ, sự quyết tâm cao của Bộ NN-PTNT, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ MOU sẽ được triển khai thành công hỗ trợ cho năng lực cạnh tranh chăn nuôi của Việt Nam với các nước trên thế giới, đồng thời mở ra nhiều khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng khác cho Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm