Thị trường

"Cứ ra chợ nhìn công nhân là biết cuộc sống của họ khổ đến mức nào"

(DNVN) - Đó là nhận định được ông Mai Đức Chính - PCT Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra tại Hội thảo tiền lương, thu nhập, mức sống tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2015 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) tổ chức vừa qua.

Tại buổi hội thảo, Tổng LĐLĐVN đă công khai kết quả khảo sát về tiền lương, thu nhập, mức sống tối thiểu của NLĐ trong các Doanh nghiệp (DN) năm 2015 và đây cũng là cơ sở để TLĐ (thông qua Hội đồng Tiền lương quốc gia) đề xuất với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2016.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh buổi Hội thảo.

Khảo sát được Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng LĐLĐVN) thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Yên Bái, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; Cần Thơ, Bến Tre) với 60 doanh nghiệp thuộc 4 vùng lương và một số loại h́ình doanh nghiệp. Đoàn khảo sát đă thực hiện 1.600 phiếu hỏi đối với NLĐ (chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất) trong các ngành dệt may, giày da, xây dựng, giao thông vận tải, cơ khí, điện tử, chế biến nông lâm thuỷ sản thuộc các địa phương.

Báo cáo tại Hội thảo, ông Đặng Quang Hợp - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học (Viện Công nhân Công đoàn, Tổng LĐLĐ VN) cho biết, sau khi triển khai thực hiện Nghị định 103/2014/NĐ-CP về điều chỉnh TLTT vùng trong các doanh nghiệp, số doanh nghiệp (có công đoàn) thuộc diện phải điều chỉnh đă thực hiện đạt 85 – 90%. Mức lương tối thiểu năm 2015, b́ình quân các vùng tăng 14,3% so với năm 2014, nhưng tỷ lệ tiền lương thực tế tương ứng của người lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp (DN) tăng khoảng 12%, tức sẽ không gây đột biến về chi phí cho DN.

Đối với các doanh nghiệp FDI, có 70 – 80% số NLĐ được điều chỉnh, với mức 250 – 400 ngàn đồng/tháng. Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh đồng loạt cho tất cả các đối tượng làm việc trực tiếp. Doanh nghiệp FDI đóng tại khu chế suất Linh Trung I, tp Hồ Chí Minh tăng đều 400 ngàn đồng cho NLĐ, đặc biệt tại công ty TNHH May Domex Việt Nam thực hiện cho tất cả lao động, người có bậc lương cao th́ được tăng cao hơn. Mức tăng tiền lương đối với các doanh nghiệp này lên đến 20%, (v́ phải tăng thêm các khoản bảo hiểm, nâng lương định kỳ). Nhưng lănh đạo các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI, (trong đó có PouYuen Việt Nam, quận B́nh Tân, TPHCM) có hạch toán từ công ty mẹ ở nước ngoài, đều cho rằng không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh và sẽ chấp hành nghiêm khi Nhà nước công bố mức TLTT.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung, tỷ lệ NLĐ được điều chỉnh TLTT không nhiều, các doanh nghiệp chỉ điều chỉnh cho đối tượng thấp hơn mức TLTT vùng theo quy định. Các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đ́nh, tỷ lệ điều chỉnh TLTT rất khó kiểm soát v́ nhiều DN không đóng bảo hiểm xă hội cho NLĐ.

Với mức tăng 14,3% (từ 250 – 400 ngàn đồng), tuy chưa đáp ứng được kỳ vọng của NLĐ và chưa bảo đảm mức sống tối thiểu (năm 2015 mới đáp ứng 78 – 83%) song NLĐ, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và FDI được hưởng lợi nhiều khi điều chỉnh TLTT. Tiền lương cơ bản tăng, giúp họ yên tâm làm việc, tăng năng suất lao động, ổn định cuộc sống. Đồng thời mức đóng bảo hiểm xă hội tăng, góp phần bảo đảm an sinh xă hội cho NLĐ. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp FDI trả lương theo thời gian, chỉ trả lương cho NLĐ theo hợp đồng cao hơn khoảng 10 – 12% mức TLTT vùng.

 

Đề xuất phương án mức TLTT vùng năm 2016 của Tổng LĐLĐVN.
Đề xuất phương án mức TLTT vùng năm 2016 của Tổng LĐLĐVN.

Cũng theo khảo sát, khi được hỏi về mức lương tối thiểu năm 2015 của Chính phủ điều chỉnh có phù hợp không, có 38,3% NLĐ cho biết là “phù hợp”; 39,7% cho rằng “còn thấp”; 1,4% đánh giá là “cao” và 20,6% là không biết.

Hầu hết các doanh nghiệp khi điều chỉnh TLTT theo quy định, không cần cắt giảm các chế độ khác của NLĐ. Cụ thể: 68,6% NLĐ cho biết họ không bị cắt giảm; chỉ có 8,3% số người trả lời cho rằng “bị cắt giảm”; 15,8% trả lời “không rơ” có bị cắt hay không? Tỷ lệ NLĐ trả lời “bị cắt giảm” tại các doanh nghiệp dệt may, giày da, cao hơn một số ngành nghề khác.

Ngoài tiền lương cơ bản nêu trên, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp được tiền làm thêm giờ, các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ doanh nghiệp để có thêm thu nhập. Tính trung bình các khoản thu nhập ngoài lương cơ bản như làm thêm giờ, trợ cấp, hỗ trợ (không kể ăn ca) chiếm từ 20 – 25% tổng thu nhập của người lao động. Tức là tiền lương cơ bản chiếm 75 – 80% thu nhập. Do đó, những tháng không làm thêm giờ, thu nhập sẽ giảm sút, đời sống của NLĐ gặp khó khăn.

Kết quả khảo sát về mức sống tối thiểu vùng của NLĐ trong các doanh nghiệp năm 2015, cho thấy mức chi tiêu trung b́nh của người lao động (có nuôi con, tại các ngành nghề, lĩnh vực khảo sát) là 4.247 ngàn đồng/tháng, tăng 3,6% so với năm 2014.

 

Cụ thể, NLĐ tại các vùng I và II, nơi có khu công nghiệp tập trung, họ phải thuê nhà mỗi tháng với giá rẻ nhất từ là 700 ngàn đồng cho 3 người ở; tiền điện trung bình 50 ngàn đồng/người (15kW); tiền nước 100 ngàn/người (8m3); mừng đám cưới thấp nhất 200 ngàn đồng/lần (chỉ dám gửi mừng); thăm ốm 100 ngàn/lần; gửi con nhà trẻ 1,5 triệu đồng/tháng. Giá cả các dịch vụ và đồ dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm tại đây đều tăng hơn khu vực lân cận từ 7 – 10%.

So sánh giữa thu nhập và chi tiêu, NLĐ cho biết, cuộc sống của họ c̣n nhiều khó khăn, kết quả như sau: có 19,9% NLĐ được hỏi đă trả lời thu nhập “không đủ sống”; 31,3% phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm; 40,7% vừa đủ trang trải cho cuộc sống; chỉ có 8,0% cho biết có dư dật và có tích luỹ.

Khi được hỏi “có tiền tiết kiệm không?” Có 62,2% người lao động trả lời “không có”; 37,8% trả lời “có” tiền tiết kiệm, nhưng số tiền không cao.
Đánh giá mức độ hài lòng với việc làm và thu nhập hiện tại: có 34,0% NLĐ “không hài lòng”; 51,2 % “tạm hài lòng” và 14,9% “hài lòng”. Ở vùng I mức độ “hài lòng” đạt 6,7%; vùng II là 17,1%; vùng III là 20,6%; vùng IV là 10,6%.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Mai Đức Chính  - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho biết: "Hiện nay công nhân thích làm tăng ca không phải để tích lũy mà để đủ sống. Chúng ta cứ ra chợ nhìn công nhân là biết cuộc sống của họ khổ cực đến cỡ nào, việc làm tăng ca thêm là chuyện bất khả kháng. Cuộc sống người CN không thể kéo dài như vậy được… Lương tối thiểu của người lao động mới đáp ứng được hơn 75% đời sống tối thiểu của họ. Vì vậy, chúng tôi kiên định đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm nay phải tăng 550.000 đồng/người/tháng (mức cao nhất, tại vùng 1) so với năm 2015. Như thế, đến năm 2016 lương tối thiểu sẽ đáp ứng được khoảng 89% đời sống tối thiểu của người lao động và đến năm 2017 tăng thêm 11% còn lại là đáp ứng được, không thể kéo dài hơn nữa”.

"Chúng tôi bảo vệ quan điểm của mình cũng là để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ. Lúc nào cũng nói NLĐ là vốn quý của DN, thế nhưng khi tăng lương lại cò kè với người lao động cả 50 nghìn đồng", ông Chính cho biết thêm.

 

Phát biểu tại Hội thảo, bà Phạm Thị Bích Hải – Chủ tịch công đoàn Cty TNHH ToTo Việt Nam cho biết: “Công ty tôi có làm một bài điều tra về mức sống tối thiểu của công nhân trong công ty mình với các hạng mục chi tiêu cơ bản th́ 1 tháng NLĐ phải có thu nhập trên 4 triệu đồng mới có đủ sống. Để “đủ sống” NLĐ phải làm việc thêm, ảnh hưởng tới sức khỏe… Và so với lương cơ bản th́ cần phải tăng thêm 25% nữa mới đủ sống. Trước thực tế này, chúng tôi cũng tự điều chỉnh mức lương để NLĐ có thể tạm đủ sống và có tích lũy cho tương lai. Chúng tôi cũng kiến nghị các cơ quan điều chỉnh mức lương đảm bảo cuộc sống cho NLĐ”.

VĂN HẢI
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo