Đàn đá - nhạc cụ cổ xưa của người Cơ Ho
Từ những năm 30 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều bộ đàn đá trong lòng đất ở các tỉnh vùng Nam Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk... Nhưng, địa phương phát hiện nhiều đàn đá nhất chính là vùng đất Lâm Đồng, nơi có đông đồng bào Cơ Ho cư trú. Theo các nhà nghiên cứu, người xưa đã dùng các loại đá có sẵn ngay trên mảnh đất mình sinh sống để tạo ra các bộ đàn đá, tạo nên các thanh âm trầm bổng, thánh thót khi gõ.
Người Cơ Ho là một trong số các dân tộc ít người ở vùng đất Tây Nguyên biết sử dụng đàn đá từ rất sớm. Ban đầu khi phát hiện những phiến đá bên bờ suối phát ra tiếng kêu, đồng bào đã lấy dây rừng buộc những hòn đá rồi lợi dụng sức nước của dòng suối làm cho những hòn đá va đập vào nhau phát ra tiếng kêu vang vọng núi rừng, nhằm xua đuổi thú dữ, bảo vệ nương rẫy, mùa màng.
Sau này, những phiến đá kêu được mang về Bon làng dùng để gõ phụ họa cho những điệu múa, những động tác nghi lễ sinh hoạt tâm linh. Nhờ nhạy cảm và tìm tòi sáng tạo, những bộ đàn đá nguyên sơ ra đời, thể hiện sự giao hòa, chinh phục của con người đối với thiên nhiên. Đàn đá của người Cơ Ho thường gồm 3 thanh, 6 thanh hay 9 thanh là những phiến đá tự nhiên được đẽo gọt một cách có chủ ý, có độ dài, ngắn, dày mong khác nhau và sắp xếp từ lớn đến nhỏ để khi gõ tạo âm vực từ thấp đến cao. Từ những phiến đá thô, tưởng như vô tri, vô giác, những thanh đá ấy đã cất lên âm hưởng như tiếng vọng của quá khứ, tiếng vang vọng của đại ngàn Tây Nguyên. Ông K’ Dân, dân tộc Cơ Ho, người chuyên biểu diễn đàn đá giới thiệu về cây đàn đá của mình: Nhạc cụ này của người Cơ Ho có 6 cái, từ lớn bé, nhưng mỗi cái có tiết tấu khác nhau. Tiếng đá kêu rất hào hùng, sôi động như ngọn núi trên cao nguyên, lúc thi thanh thót nhẹ nhàng nhàng như tiếng nước suối chảy qua khe đá.
Đàn đá ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động nghi lễ, hội hè của người Cơ Ho. Tiếng đàn đá tạo cho các nghi thức tế lễ thêm linh thiêng. Tiếng đàn đá phối tấu cùng các nhạc cụ khác tạo nên những tiết tấu sôi động cho các động tác nhảy múa trong các lễ hội. Trong âm thanh rộn ràng vang vọng của đàn đá, cả buôn làng người Cơ Ho cùng hòa mình vào những điệu múa tập thể, các nghi thức lễ hội như: Lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà mới, cúng tạ ơn thần linh…Với người Cơ Ho, âm thanh của đàn đá như biểu hiện cho tiếng lòng của con người, tiếng thì thầm của tổ tiên vọng về. Tiếng đàn đá trong những ngày lễ hội hay nghi lễ thay cho lời kể, niềm an ủi, lúc vui, lúc buồn trong cuộc sống của người Cơ Ho. Ông Nguyên Tâm, nhà nghiên cứu về đàn đá Tây Nguyên cho biết: Đó là những âm thanh rất lạ. Đàn đá khi đánh lên nó như hoà điệu cùng núi rừng. Tiếng đàn đá âm vang như đưa con người trở về với đời sống nguyên sơ, đưa chúng ta trở về với thiên nhiên, rừng núi.
Trải qua thời gian, đàn đá trở thành nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong các sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Cơ Ho. Đàn đá chính là sản phẩm của một nền nông nghiệp lúa rẫy. Với âm sắc độc đáo, những tiết mục biểu diễn đàn đá giúp cho khách du lịch quốc tế hiểu thêm về đất nước văn hóa Việt Nam, về bản sắc dân tộc Cơ Ho.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu duệ của sao Tây Du Ký trông như thế nào? Con gái Ngộ Không “không có ai để gả”, nhưng con trai Bát Giới đẹp trai quá!
Người chứng kiến toàn bộ vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt lìa vài ngón chân ở nhà tỷ phú Mỹ có thái độ kỳ lạ
Lộ clip Đàm Vĩnh Hưng bị ngã ở nhà tỷ phú Mỹ, nhân chứng sống tuyên bố cứng rắn trước khi ra tòa
Anh là người mà Chương Tử Di từng muốn lấy nhất, xuất sắc hơn Uông Phong, nhưng hiện tại vẫn độc thân với tài sản ròng vài trăm tỷ
Là bố con nhưng MC Lại Văn Sâm và quý tử lại xưng hô với nhau bằng danh xưng này
Lí do gì Tùng Dương không tổ chức hôn lễ với vợ dù đã có con?